Đề nghị bổ sung chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học ngành công nghiệp bán dẫn

Sáng 23.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số và dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng luật dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Quang cảnh Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam thảo luận tổ, sáng 23.11
Quang cảnh Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam thảo luận tổ, sáng 23.11

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Luật Công nghiệp công nghệ số thay thế các nội dung về công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin và bổ sung các quy định mới phù hợp với thực tiễn phát triển.

quoc-tuan.jpg
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) phát biểu

Thảo luận về dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cơ bản cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số. Bởi hiện nay phát triển ngành công nghiệp công nghệ số là một xu thế tất yếu của thế giới trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Về chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, Luật cần có quy định về cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển công nghiệp bán dẫn do đây là ngành nghề đặc biệt, nên cần có những ưu đãi đặc biệt, vì nó tạo ra giá trị giá tăng cao và hình thành nên thương hiệu lớn cho quốc gia. Tuy nhiên, Điều 62 của dự thảo Luật quy định về Cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển công nghiệp bán dẫn chưa có các điểm ưu đãi vượt trội để thu hút, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Muốn ngành công nghiệp bán dẫn phát triển thật tốt tại Việt Nam thì dự thảo Luật cần xem xét bổ sung 2 nội dung thật sự ưu đãi.

Cụ thể là bổ sung quy định về chính sách ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học ngành công nghiệp bán dẫn và giao Chính phủ quy định cụ thể nội dung này. Hai là, bổ sung quy định về bảo đảm cung cấp cơ sở hạ tầng nhất là điện sạch, nước sạch cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đây được xem là một lĩnh vực đòi hỏi khắt khe về chất lượng cơ sở hạ tầng.

Khi chúng ta tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng đi kèm với chính sách ưu đãi đặc biệt cho các chuyên gia, cùng với các chính sách khác… sẽ đồng nghĩa với việc “dọn ổ cho đại bàng đáp”. Chúng ta cần mạnh dạn đột phá tư duy khi xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần phải có chính sách ưu đãi đặc biệt cho ngành công nghiệp đặc biệt này. Khi chúng ta có “Tổ lớn sẽ đón được các đại bàng lớn” trong ngành công nghiệp bán dẫn... - đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

hung-thang.jpg
Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) phát biểu

Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) cũng tán thành với sự cần thiết phải ban hành luật, tuy nhiên đề nghị cần rà soát lại vì có nhiều điều, khoản có tính chất, nội dung, khái niệm, giải thích từ ngữ chứ không phải là quy định của luật. Những điều, khoản này nên đưa về phần giải thích từ ngữ.

Bảo đảm doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Các quy định của dự thảo Luật sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, đầu tư vốn tại doanh nghiệp.

Để hoàn thiện dự thảo Luật, Uỷ ban đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định cụ thể trong dự thảo Luật để thể chế hóa đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, nguyên tắc nêu trên.

manh-linh.jpg
Đại biểu Quốc hội Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa) phát biểu

Theo đại biểu Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa), phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng không quy định nội dung sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và phạm vi điều chỉnh đã bỏ cụm từ sử dụng vốn. Tuy nhiên dự thảo Luật lại có 1 chương quy định về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Về bản chất, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp là việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy, nội dung tại dự thảo Luật đang không thống nhất với phạm vi điều chỉnh của Luật.

Một vấn đề nữa là dự thảo Luật quy định đối tượng áp dụng bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ từ trên 50% vốn điều lệ là không phù hợp. Khác với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhà nước không nắm quyền kiểm soát tuyệt đối tại các doanh nghiệp từ trên 50% vốn điều lệ mà đóng vai trò là cổ đông, thành viên góp vốn; việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc có ý kiến để người đại diện chủ sở hữu vốn biểu quyết, quyết định tại cuộc họp hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông mà không quản lý trực tiếp pháp nhân doanh nghiêp. Quy định tại dự thảo Luật đang tạo khoảng trống đối với các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ - đang là đối tượng áp dụng của Luật 69/2014/QH13...

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hiền (Hà Nam) thì đề nghị quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn; người đại diện chủ sở hữu trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.