Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Giữ nguyên quy định thuế suất 75% đối với mặt hàng thuốc lá

Qua 15 năm triển khai thực hiện, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã thể hiện được vai trò đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều nội dung liên quan đến việc xác định đối tượng chịu thuế, chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Do vậy, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

0868b208-9710-4def-b2c2-70a75e05b111.jpg
ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình), qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá trên phạm vi cả nước thời gian qua rất cao. Đặc biệt, trong xu hướng phát triển hiện nay, việc thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử cũng như thuốc lá nung nóng gia tăng rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ từ thành phố đến nông thôn. Chính vì vậy, nhiều ĐBQH đã đề xuất nên cấm việc sử dụng loại hình thuốc lá này vì đang ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh trật tự hiện nay.

Đại biểu Ngọc cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này cần bao quát đánh thuế đối với toàn bộ các loại mặt hàng thuốc lá, nhất là các loại thuốc lá mới trong thực tế hiện nay. Bởi, tại Điều 2 dự thảo về đối tượng chịu thuế đang dẫn chiếu đến Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng không quy định cụ thể liên quan đến thuốc lá điện tử, thuốc lá mới; và tại Điều 12 dự thảo Luật về tổ chức chức thực hiện thì quy định các sản phẩm thuốc lá mới sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như các loại thuốc lá tại Điều 2. Nếu chỉ dẫn chiếu như Điều 2 thì không mâu thuẫn với Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, tuy nhiên, thực tế hiện nay chúng ta thấy khoảng trống pháp lý rất lớn trong quản lý các loại thuốc lá mới.

1cb33d8b-819c-4376-863e-25983962846d.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 9, sáng 22.11. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu cho rằng, nếu quy định như dự thảo Luật thì chưa rõ ràng và chưa thật sự bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc quản lý các loại thuốc lá, nhất là thuốc lá mới. Đề nghị Ban soạn thảo rà soát, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng như quy định thật chặt chẽ, tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá này.

Ngoài ra, một số đại biểu cũng đồng tình với việc dự thảo Luật giữ nguyên quy định thuế suất 75% như hiện nay cho mặt hàng thuốc lá. Bởi, nếu tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp phụ trợ. Do vậy nên có lộ trình tăng phù hợp; đồng thời, Chính phủ cần rà soát, nghiên cứu các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, lâu dài trong việc chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá.

f327191e-0e19-4050-8569-71d0ee7451d2.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc cấm những loại thuốc lá mới sẽ sớm đưa vào sửa đổi trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng phải theo đúng quy trình, thủ tục.

Cần quy định hàm lượng đường cụ thể với nước giải khát

Về thuế đối với nước giải khát có đường, một số đại biểu nhất trí với việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, một số đại biểu cũng đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung những căn cứ để quy định rõ hàm lượng đường cho phù hợp và bảo đảm dễ dàng khi tổ chức triển khai thực hiện và áp dụng trong thực tiễn.

ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) nêu quan điểm, khi đưa loại nước giải khát có hàm lượng 5 gram/100 ml hàm lượng đường phải định nghĩa rất rõ nước giải khát là nước gì (pepsi, coca-cola hay là các nước giải khát bao gồm cả nước trái cây, nước rau quả hay là tất cả những loại nước mà uống để giải khát?)

z5982358000034-88b901d961b8484e78ed12806c07acc9.jpg
ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn (Bến Tre) phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Đại biểu cho rằng, trái dừa của Bến Tre chiếm 70% diện tích dừa của cả nước. Đây là loại nước từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe nước, hoàn toàn không có đường, ngoài ra, loại cây này cũng được Chính phủ đưa vào cây công nghiệp. Do vậy, để hợp lý nhất thì việc quy định hàm lượng đường cụ thể, rõ ràng giống như nồng độ cồn, nồng độ bia, nồng độ rượu, bia... Ngoài ra, cần chỉ rõ loại nước giải khát nào sẽ phải chịu thuế, chứ nếu nói giải khát chung mà đánh thuế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đến sản xuất của của doanh nghiệp và xuất khẩu.

d57699d2-0987-492e-9566-7702fd67a523.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Băn khoăn một số nội dung khác liên quan về thuế suất, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà (Hòa Bình) đề nghị cần phải xem xét thêm về những nội dung như liên quan về rượu. Bởi, cần phải tách ra nồng độ nào cao hơn thì phải có mức thuế cao hơn chứ không thể để đánh đồng là cứ 20 độ trở lên thì theo một mức thuế suất chung. Mặt khác, cần có lộ trình áp dụng thuế đối với một số mặt hàng mới đưa vào đối tượng chịu thuế như nước ngọt để cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có thời gian điều chỉnh, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.