Không để đầu năm thong thả, cuối năm tất tả

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư công tháng 1.2025 chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2024, chỉ đạt hơn 10.382 tỷ đồng, bằng 1,18% kế hoạch và bằng 1,26% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đầu tư công luôn được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Cụ thể, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước. Nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng 1% so với năm trước sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm.

Năm nay, tổng số vốn đầu tư công được Quốc hội quyết nghị và phân bổ cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là 829.365 tỷ đồng. Còn kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là 825.922,3 tỷ đồng bao gồm vốn ngân sách Trung ương 350.195 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương là 475.727 tỷ đồng. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2025 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là gần 52.394 tỷ đồng. Tính chung, tổng kế hoạch giao năm 2025 là hơn 878.316 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn tới 26/47 bộ, cơ quan Trung ương; 50/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao với tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết hơn 84.840 tỷ đồng, chiếm 10,27% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách Trung ương là hơn 40.082 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 44.758,4 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy áp lực giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay rất lớn, thậm chí có thể coi là thách thức. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc dù đã hết tháng 1 nhưng vẫn còn nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn.

Thực tế, giải ngân vốn đầu tư công luôn trong tình trạng phải chạy đua với kế hoạch. Điển hình như năm 2024, dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan đã đề ra nhiều giải pháp nhưng theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31.1.2025, ước giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt gần 635.580 tỷ đồng, bằng 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao - không đạt kế hoạch giải ngân 95% đã đề ra.

Để khắc phục tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm tất tả” trong giải ngân vốn đầu tư công, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 trong đó nêu rõ, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, tăng cường hợp tác công - tư. Tăng cường phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí.

Kiên quyết thu hồi vốn đã bố trí cho các dự án không triển khai theo kế hoạch phê duyệt hoặc các dự án chưa thực sự cần thiết, đầu tư chưa phát huy hiệu quả; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các công trình kết nối các tỉnh, kết nối vùng, kết nối quốc gia, quốc tế, nhất là kết nối các trung tâm kinh tế và các địa phương là cực tăng trưởng…

Khi vốn đã có, địa chỉ cũng đã rõ ràng, thì vấn đề còn lại như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế là cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công. Chính phủ cần bảo đảm giải ngân được số vốn đã giao dự toán và bổ sung trong bối cảnh giải ngân đầu tư công là khâu yếu kéo dài nhiều năm và đặc thù của năm 2025 là vốn đầu tư công bố trí ở mức cao, nhiều dự án trọng điểm hoàn thành hoặc chuẩn bị đầu tư.

Chính sách và cuộc sống

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hồ Long
Chính sách và cuộc sống

Tạo đà bứt phá cho khoa học, công nghệ

Sáng qua (19.2), tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, với 454/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Xây dựng nghị định trong bối cảnh luật khung

Tuần trước, trong phát biểu góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại hội trường, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và lấy ý kiến rộng rãi với các chính sách có tác động trên phạm vi rộng khi ban hành nghị định; bởi lẽ, tới đây, luật chủ yếu ban hành ở dạng nguyên tắc và rất nhiều vấn đề chính sách sẽ nằm trong các nghị định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2.
Chính sách và cuộc sống

Lan tỏa tư duy mới và cách làm mới

“Khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, trong giới làm khoa học chúng tôi nói vui với nhau rằng, mình đang khô hạn thì gặp mưa rào, bởi nghị quyết có rất nhiều cơ chế, chính sách cởi mở để giới khoa học đóng góp nhiều hơn nữa cho tiềm lực khoa học công nghệ của quốc gia và phát triển đất nước. Bây giờ, Quốc hội lại ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc nhằm nhanh chóng Nghị quyết số 57-NQ/TW vào cuộc sống. Tôi ủng hộ cao nghị quyết này và tin rằng những người làm khoa học như tôi cũng rất ủng hộ”, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nói trong cuộc thảo luận tổ sáng qua, 15.2.

Thách thức rất lớn
Chính sách và cuộc sống

Thách thức rất lớn

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã chính thức được trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV khai mạc ngày 12.2 vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Gỡ nút thắt thể chế

Phát biểu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Tinh thần đổi mới lập pháp ấy đã được thể hiện rất rõ ngay trong Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đang diễn ra.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.

Tháng 1.2025, cả nước có 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Chính sách và cuộc sống

Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 - Ảnh TTX
Chính sách và cuộc sống

Quản lý theo mục tiêu, không quản lý cách làm

Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.