Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Cụ thể, tháng đầu tiên của năm 2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và gần 22,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Như vậy, tổng số doanh nghiệp gia nhập và gia nhập lại thị trường là hơn 33,4 nghìn, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong tháng 1, cả nước có 52,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; gần 3,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; và 2.021 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 8,3%. Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 58,3 nghìn, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 1 dương lịch thường rơi vào tháng cuối năm âm lịch hoặc Tết Nguyên đán. Ở thời điểm này, số doanh nghiệp đăng ký mới hoặc hoạt động trở lại thường ít hơn các tháng sau đó. Năm nay không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, đáng lưu ý là, so với cùng kỳ năm 2024, số doanh nghiệp đăng ký mới trong tháng 1.2025 giảm tới 30,3% và số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 20,2%. Tính chung, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới.

Vẫn biết thành lập doanh nghiệp tương đối dễ - ít nhất là về mặt thủ tục và điều kiện, nuôi cho doanh nghiệp “sống” và phát triển mới khó! Hơn nữa, sự đào thải, sàng lọc của thị trường là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, Chính phủ và các địa phương cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể khiến nhiều doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường để có giải pháp phù hợp. Chính phủ và các địa phương không thể “cứu” mọi doanh nghiệp bên bờ vực phá sản, giải thể, song hoàn toàn và rất nên hỗ trợ doanh nghiệp, giúp họ ở lại thị trường, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Sẽ rất hữu ích cho các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương trong việc đưa ra quyết định, quyết sách như vậy nếu cơ quan thống kê có thể chi tiết hóa hơn nữa về tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ví dụ, doanh nghiệp ngành nghề nào rời thị trường nhiều/ít nhất? Quy mô, loại hình các doanh nghiệp này ra sao? Vì sao doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường?

Trường hợp khó khăn về vốn, phải tìm cách cải thiện khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp. Trường hợp do sức cầu của thị trường yếu, phải quan tâm phát triển sức mua, nâng cao cơ cấu tiêu dùng, nâng cao đời sống của người dân, nhất là các nhóm thu nhập thấp. Trường hợp do thủ tục, quy định, phải đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến độ cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các điểm bất hợp lý, tạo không gian mới và động lực phát triển cho doanh nghiệp... theo tinh thần Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo như: Bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm; xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới...

Nếu chúng ta có thể nhận diện rõ ràng nguyên nhân cụ thể khiến doanh nghiệp thất bại hoặc đối mặt với nguy cơ “bị khai tử”, từ đó cùng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra cách thức gia tăng cơ hội sống sót, thì đây chính là giải pháp hiệu quả nhất để khơi dậy và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cũng như lập nghiệp.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ đã có Nghị quyết “khoán tăng trưởng” cho các địa phương để cả nước có thể tăng trưởng 8% trong năm nay và tạo đà phấn đấu tăng trưởng hai con số trong một thời gian dài, bắt đầu từ năm 2026. Tạo thuận lợi cho tất cả doanh nghiệp, hiểu vì sao doanh nghiệp rời thị trường và tìm cách “cứu” được những doanh nghiệp không đáng phá sản, không đáng giải thể chính là một giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng đó.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 - Ảnh TTX
Chính sách và cuộc sống

Quản lý theo mục tiêu, không quản lý cách làm

Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn chất lượng của vốn FDI

Ngay những ngày đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư cho các dự án với tổng số vốn 1,8 tỷ USD, vượt 1,5 lần kế hoạch của cả năm 2025. Trong đó có dự án mở rộng nhà máy sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử “tỷ đô” của Samsung Display. Dự án này được “ông lớn” Samsung cam kết đầu tư từ năm ngoái và đầu năm nay chính thức được trao chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để "tạo khúc quanh” đối với phát triển

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực bằng các biện pháp, hình thức kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những nội dung được nêu rõ trong Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành mới đây để thực hiện Quy định 178-QĐ/TW (ngày 27.6.2024) của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?"
Chính sách và cuộc sống

Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên mới

“Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị “tổ” cho “đại bàng”, điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những “cánh rừng”, những “cánh đồng” cho các “đàn ong” lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?... Chúng ta có chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?".

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đột phá khoa học, công nghệ cần chấp nhận mạo hiểm

Hơn một năm trước, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Tại đây, đại diện một tập đoàn lớn cho biết, theo quy định, doanh nghiệp được sử dụng Quỹ này để mua bí kíp công nghệ. Vậy nhưng doanh nghiệp “chịu”, không mua được vì không tìm nổi “báo giá”. “Đã là “bí kíp” thì lấy đâu ra báo giá, mà không có báo giá thì không thể tiến hành đấu thầu”, đại diện doanh nghiệp giải thích.

Người dân tuân thủ nghiêm tín hiệu đèn giao thông
Chính sách và cuộc sống

Nghị định 168 - vì sự an toàn của người dân là trên hết

Dù mới có hiệu lực thi hành 2 tuần nhưng Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 168) được đánh giá là một trong những nghị định đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất. Ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của người dân được nâng lên, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông đã giảm đáng kể.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.