Nhiều nơi giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 12.2024, giải ngân đầu tư công của cả nước ước đạt trên 529,6 nghìn tỷ đồng, bằng 77,55% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ năm 2023; đến nay vẫn còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh mới giải ngân trên 51%

Kết thúc tháng 11, cả nước giải ngân vốn đầu tư công đạt 52,72% kế hoạch và đạt 58,2% kế hoạch Thủ tướng giao. Đến hết tháng 12, tỷ lệ này dự kiến tăng lên mức 77,5% trong khi cùng kỳ năm 2023 đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng giao. Đáng chú ý, ước giải ngân vốn ngân sách trung ương cao hơn cùng kỳ năm 2023, còn giải ngân vốn ngân sách địa phương chỉ đạt thấp hơn.

Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến nay còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Một số cơ quan trung ương giải ngân bằng 0% hoặc rất thấp như: Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (2,1%), Ủy ban dân tộc (6,87%), Đại học quốc gia Hà Nội (10,31%), Bộ Y tế (15,43%), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (17,78%)…

giai-ngan-von-dau-t.jpg
Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch vốn đầu tư công. Nguồn: ITN

Một số địa phương giải ngân dưới 50% như Kon Tum (41,45%), Kiên Giang (41,8%), Bình Phước (49,82%). Trong đó, TP. Hồ Chí Minh được giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 rất lớn với trên 79.263 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng phủ giao cho cả nước. Tuy nhiên, thành phố hiện mới giải ngân trên 51% và điều này ảnh hưởng nhiều tới kết quả giải ngân chung của cả nước.

Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân hết sức tích cực. Ví dụ: Đài truyền hình Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (100%), Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật (98,22%), Văn phòng Trung ương Đảng (93,65%), Đài tiếng nói Việt Nam (88,34%), Ngân hàng Nhà nước (84,83%), Bộ Giao thông Vận tải (83,3%), Bộ Công an (81,88%); Bắc Kạn (91,32%), Bình Định (91,19%), Nghệ An (90,59%), Vĩnh Phúc (90,54%), Hòa Bình (89,47%), Hà Nam (89,25%).

Nguồn thu từ đất chưa đạt dự toán ảnh hưởng đến giải ngân

Về những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án, Bộ Tài chính cho biết một số vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA... Những thách thức này cần được các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư tích cực chủ động giải quyết để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính lưu ý.

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã thông qua một số Luật như: Luật sửa đổi liên quan đến 9 Luật thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách, Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu. Các luật này tạo cơ chế thông thoáng trong quản lý dự án đầu tư công và có hiệu lực từ năm 2025. Do đó, các vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công có thể sẽ được giải quyết triệt để và thúc đẩy giải ngân tích cực hơn trong năm tới.

Với giải ngân vốn ngân sách địa phương, các khó khăn liên quan đến nguồn thu sử dụng đất do chưa bảo đảm so với dự toán được giao, dẫn đến chậm phân bổ nguồn thu sử dụng đất, ảnh hưởng việc triển khai thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn này. Cụ thể, đến ngày 19.12, số tiền thu sử dụng đất của 63 địa phương chỉ đạt 91,13% so với dự toán được giao (206.256,6 tỷ đồng/226.333,2 tỷ đồng). Trong đó, còn 24 địa phương có tỷ lệ thu tiền sử dụng đất dưới 70%, trong đó có 11 địa phương có tỷ lệ thu dưới 50% so với dự toán.

Đối với địa phương có kế hoạch vốn năm 2024 lớn nhưng giải ngân còn thấp như TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh vướng mắc chung về cơ chế, chính sách, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch thì sự chậm trễ chủ yếu do gặp khó khăn trong việc phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài. Cùng với đó là một số nội dung liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành trung ương đang phối hợp tháo gỡ chưa giải ngân được. Dự án Đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên đang hoàn thiện thủ tục để giải ngân nên cũng chưa thể đóng góp vào kết quả giải ngân chung của TP. Hồ Chí Minh.

Giải ngân đầu tư công chậm là mối quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Theo các đại biểu, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nhiều nơi đạt dưới mức trung bình chung của cả nước có thể gây ra lãng phí lớn về cơ hội phát triển và hiệu quả tổng hợp của dự án. Đây chính là sự lãng phí rất lớn nguồn lực tài chính của xã hội, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển cũng như quy mô của nền kinh tế cần được đánh giá xác đáng để có giải pháp giải quyết. Các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục đánh giá, làm rõ các hạn chế này cũng như các nguyên nhân để năm 2025 và các năm tiếp theo nền kinh tế có thể bứt phá lên.

Kinh tế

Khai trương các cửa hàng Xăng dầu tại khu vực Tây Bắc
Kinh tế

Khai trương các cửa hàng Xăng dầu tại khu vực Tây Bắc

Ngày 1.1.2025, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển INDEL phối hợp với các doanh nghiệp phân phối xăng dầu gồm Công ty TNHH Một thành viên BCA - Thăng Long - Xí nghiệp Kinh doanh xăng dầu, Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Phú Thọ, Công ty Cổ phần Petro Times tổ chức “Khai trương các Cửa hàng xăng dầu tại khu vực Tây Bắc”.
Móng Cái: Gần 10.000 người thăng hoa với đại tiệc âm nhạc tại Vinhomes Golden Avenue
Bất động sản

Móng Cái: Gần 10.000 người thăng hoa với đại tiệc âm nhạc tại Vinhomes Golden Avenue

Gần 10.000 lượt du khách và cư dân khu đô thị Vinhomes Golden Avenue đã cháy hết mình trong không gian sôi động của Gala âm nhạc “Thế giới hội tụ, sống giữa phồn hoa” tối 28.12 vừa qua. Sự kiện thuộc tuần lễ khai trương phố thương mại Asia Vibe là minh chứng cho thấy sức hút mãnh liệt và sức sống ngập tràn của khu đô thị thương mại quốc tế hàng đầu Móng Cái.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán
Thị trường

Nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước vừa ban hành có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng để Kiểm toán nhà nước (KTNN) nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động kiểm toán, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, phát triển bền vững.

Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%
Kinh tế

Tăng tốc, bứt phá cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Theo các chuyên gia, thành quả tăng trưởng năm 2024 thể hiện sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân và sự quyết liệt, quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp. Trên nền tảng này cùng với nỗ lực tăng tốc, bứt phá của cả hệ thống chính trị, tăng trưởng năm 2025 có thể đạt hai con số, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững
Doanh nghiệp

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững

Vừa qua, tại hội thảo “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bao trùm vì một tương lai thịnh vượng,” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) và UN Women tổ chức, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có bài phát biểu truyền cảm hứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp
Doanh nghiệp

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Thai Village Restaurant nổi bật trong lòng thực khách chính là việc sử dụng nguyên liệu tươi ngon, cao cấp. Đặc biệt, đối với các món soup bào ngư và vi cá, việc chọn lựa nguyên liệu luôn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn.

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ
Kinh tế

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ

Tại Kết luận thanh tra đối với Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương trong việc sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng tài sản công mà Công ty được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cơ quan thanh tra cũng chỉ ra 2 dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm Chủ đầu tư được hoàn thành từ 2015 nhưng không được sử dụng và sử dụng không đúng công năng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất nhập khẩu hướng tới mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15%, trong đó cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta năm 2024. Trên nền tảng này, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với 2024.

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu (lần 2)
Kinh tế

Quy định rõ để thuận lợi khi áp dụng

Góp ý dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất ban soạn thảo quy định rõ nhiều nội dung về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu để tạo thuận lợi trong thực thi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.