Thách thức rất lớn

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã chính thức được trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV khai mạc ngày 12.2 vừa qua.

Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%. Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%...

Các động lực tăng trưởng là tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP. Trong đó đầu tư công khoảng 36 tỷ USD, đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại đạt khoảng 30 tỷ USD.

Có thể thấy, những chỉ tiêu tăng trưởng đề ra trong Đề án thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhằm củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng. Nhìn lại năm 2024, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu; GDP ước tăng 7,09% là tín hiệu tích cực để chúng ta có thể tin tưởng.

Tuy nhiên, việc thực hiện các mục tiêu năm 2025 như Chính phủ trình không hề đơn giản. Kinh tế - xã hội của chúng ta vẫn đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Đó là thiên tai, bão lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô, sức chống chịu của nền kinh tế còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và khu vực FDI. Những động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống chưa được cải thiện mạnh mẽ, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, khu vực doanh nghiệp vẫn đối diện với nhiều khó khăn, trong khi động lực tăng trưởng mới chưa rõ ràng.

Một “dữ liệu” nữa là tình hình sản xuất, kinh doanh đầu năm 2025 chưa có nhiều khởi sắc. Chỉ riêng tháng 1 đã có tới 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP cũng chỉ tăng 0,6% so với cùng kỳ. Bởi vậy, bên cạnh quyết tâm, điều quan trọng như Báo báo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã nêu là cần trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Đề án.

Theo đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng, để có thể thực hiện được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, trước tiên cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phản ứng chính sách. Tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.

Cần có giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm thực hiện để đổi mới quản lý đầu tư công; bảo đảm giải ngân được số vốn đầu tư công đã giao dự toán và bổ sung. Có giải pháp thực chất, hiệu quả để thu hút đầu tư xã hội, thực hiện thành công chủ trương lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.

Khai thác hiệu quả các cơ hội từ các FTA đã ký kết; thúc đẩy, sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do đối với các thị trường mới, có tiềm năng. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm hiệu quả việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy... Có cơ chế, chính sách thực chất, hiệu quả bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi.

Mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cho năm 2025 là thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ của tất cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Bởi như ý kiến của một đại biểu Quốc hội thì nếu đạt được mục tiêu này sẽ tạo nền tảng vật chất và phi vật chất, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Chính sách và cuộc sống

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hồ Long
Chính sách và cuộc sống

Tạo đà bứt phá cho khoa học, công nghệ

Sáng qua (19.2), tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, với 454/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Xây dựng nghị định trong bối cảnh luật khung

Tuần trước, trong phát biểu góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại hội trường, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và lấy ý kiến rộng rãi với các chính sách có tác động trên phạm vi rộng khi ban hành nghị định; bởi lẽ, tới đây, luật chủ yếu ban hành ở dạng nguyên tắc và rất nhiều vấn đề chính sách sẽ nằm trong các nghị định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2.
Chính sách và cuộc sống

Lan tỏa tư duy mới và cách làm mới

“Khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, trong giới làm khoa học chúng tôi nói vui với nhau rằng, mình đang khô hạn thì gặp mưa rào, bởi nghị quyết có rất nhiều cơ chế, chính sách cởi mở để giới khoa học đóng góp nhiều hơn nữa cho tiềm lực khoa học công nghệ của quốc gia và phát triển đất nước. Bây giờ, Quốc hội lại ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc nhằm nhanh chóng Nghị quyết số 57-NQ/TW vào cuộc sống. Tôi ủng hộ cao nghị quyết này và tin rằng những người làm khoa học như tôi cũng rất ủng hộ”, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nói trong cuộc thảo luận tổ sáng qua, 15.2.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Gỡ nút thắt thể chế

Phát biểu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Tinh thần đổi mới lập pháp ấy đã được thể hiện rất rõ ngay trong Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đang diễn ra.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.

Tháng 1.2025, cả nước có 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Chính sách và cuộc sống

Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 - Ảnh TTX
Chính sách và cuộc sống

Quản lý theo mục tiêu, không quản lý cách làm

Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.