Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 tập trung thúc đẩy tăng trưởng với mục tiêu đạt 8% trở lên gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề để tăng trưởng cao hơn trong các năm sau.

thongqua-kinhtei-vqk.jpg
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Ảnh: Quang Khánh

Năm 2024, Nghị quyết của Quốc hội đặt ra mục tiêu tổng sản phẩm (GDP) 6 - 6,5%, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, kinh tế Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 7,09%, đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong điều kiện tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Như vậy, với việc đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025 đòi hỏi chúng ta tiếp tục có sự nỗ lực rất lớn, sự đồng tốc, đồng hành của cả hệ thống chính trị mới đạt được.

Để đạt được mục tiêu, Quốc hội đã nêu rõ một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan. Theo đó, Quốc hội đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện. Một là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Hai là, tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công. Ba là, tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, các khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Bốn là, đẩy mạnh và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống. Năm là, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến.

Không phải ngẫu nhiên, vấn đề hoàn thiện thể chế, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật được Quốc hội xác định là nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên để thực hiện. Bởi thể chế được nhận định là một trong ba điểm nghẽn lớn. Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ rõ, trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.

Chính điểm nghẽn về thể chế và “khâu yếu” trong tổ chức thi hành pháp luật là một trong những rào cản lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta. Do đó cần sớm có giải pháp phải để tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản này. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta đang cùng chung tay, dồn sức nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025.

Quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật một lần nữa được Quốc hội đặt ra đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan, đó là xây dựng pháp luật phải theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát. Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy phát triển nhanh, lành mạnh, hiệu quả các loại thị trường, trong đó có thị trường tài chính, chứng khoán, khoa học công nghệ, lao động, bất động sản... Nếu thể chế được hoàn thiện theo đúng tinh thần nghị quyết, cùng với thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp còn lại, tin rằng mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của chúng ta sẽ về được đích.

Nghị quyết của Quốc đã xác định rõ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được mục tiêu này không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi sự nỗ lực, chung sức, chung lòng của cả hệ thống chính trị. Muốn vậy, Chính phủ và các cơ quan liên quan, địa phương bắt tay ngay ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết này. Bởi như nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn "mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên là phải quyết tâm thực hiện. Phải đồng bộ từ Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương đến toàn dân để phát huy sức mạnh thì mới có thể đạt được. Từng bộ, từng ngành, từng cấp phải vào cuộc, giải quyết từng việc một để tháo gỡ thì mới nhanh được".

Chính sách và cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương, tích cực chủ động xử lý các kiến nghị của địa phương Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chính sách và cuộc sống

Xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho

Sáng qua, chỉ hai ngày sau khi Quốc hội kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ với các địa phương sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động, về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền các địa phương.

Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Hồ Long
Chính sách và cuộc sống

Tạo đà bứt phá cho khoa học, công nghệ

Sáng qua (19.2), tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, với 454/458 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 99,12%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Xây dựng nghị định trong bối cảnh luật khung

Tuần trước, trong phát biểu góp ý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại hội trường, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và lấy ý kiến rộng rãi với các chính sách có tác động trên phạm vi rộng khi ban hành nghị định; bởi lẽ, tới đây, luật chủ yếu ban hành ở dạng nguyên tắc và rất nhiều vấn đề chính sách sẽ nằm trong các nghị định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 15.2.
Chính sách và cuộc sống

Lan tỏa tư duy mới và cách làm mới

“Khi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, trong giới làm khoa học chúng tôi nói vui với nhau rằng, mình đang khô hạn thì gặp mưa rào, bởi nghị quyết có rất nhiều cơ chế, chính sách cởi mở để giới khoa học đóng góp nhiều hơn nữa cho tiềm lực khoa học công nghệ của quốc gia và phát triển đất nước. Bây giờ, Quốc hội lại ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc nhằm nhanh chóng Nghị quyết số 57-NQ/TW vào cuộc sống. Tôi ủng hộ cao nghị quyết này và tin rằng những người làm khoa học như tôi cũng rất ủng hộ”, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nói trong cuộc thảo luận tổ sáng qua, 15.2.

Thách thức rất lớn
Chính sách và cuộc sống

Thách thức rất lớn

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã chính thức được trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV khai mạc ngày 12.2 vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín. Ảnh Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Gỡ nút thắt thể chế

Phát biểu tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm. Tinh thần đổi mới lập pháp ấy đã được thể hiện rất rõ ngay trong Kỳ họp bất thường lần thứ Chín đang diễn ra.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để năm 2025 tăng trưởng kinh tế hai con số - Chinhphu.vn
Chính sách và cuộc sống

Khó nhưng phải đạt được

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín khai mạc giữa tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 gồm: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%; trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Khai mở dư địa mới…
Chính sách và cuộc sống

Khai mở dư địa mới…

Dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của thị trường thế giới và tác động của thiên tai, trong đó, riêng bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại tới 31.000 tỷ đồng, nhưng năm 2024 ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua, khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế.

Tháng 1.2025, cả nước có 58,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Chính sách và cuộc sống

Giữ doanh nghiệp ở lại thị trường

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 5 lần số doanh nghiệp thành lập mới. Dù một tháng là khoảng thời gian ngắn, lại trùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán, song diễn biến này vẫn gợi nhiều suy nghĩ, nhất là trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chế tài nghiêm khắc khi ban hành văn bản trái luật

Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trực tiếp khi trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật... Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Chính sách và cuộc sống

Kiến tạo ngay từ quy trình lập pháp

Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tới. Đây không phải là lần đầu tiên "đạo luật để làm luật" này được sửa đổi toàn diện, nhưng có lẽ sẽ là lần sửa đổi đặc biệt nhất kể từ khi được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 đến nay.

Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên, đạt được những thành tựu lớn
Chính sách và cuộc sống

Chinh phục những đỉnh cao mới

Dù còn đối mặt với không ít thử thách, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể chinh phục những đỉnh cao mới trong năm 2025 nhờ vào những cơ hội mang tính tự nhiên từ bối cảnh quốc tế và năng lực nội sinh. Trong đó, quyết tâm cải cách thể chế mạnh mẽ, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm “chốt” của giai đoạn 2020 - 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 - Ảnh TTX
Chính sách và cuộc sống

Quản lý theo mục tiêu, không quản lý cách làm

Ví Nghị quyết 57-NQ/TW như "khoán 10" cho nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, "Khoán 10" là để thoát nghèo, Nghị quyết 57-NQ/TW là để thoát bẫy thu nhập trung bình. Khoán 10 là giải phóng sức lao động, Nghị quyết 57 - NQ/TW là giải phóng sức sáng tạo. Tinh thần chung của hai chủ trương này đều là quản lý theo mục tiêu, không quản cách làm, là trao quyền tự chủ và trách nhiệm cho người làm, chấp nhận rủi ro và đánh giá dựa trên hiệu quả tổng thể, người làm được hưởng lợi từ thành quả lao động và sáng tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.