Kết nối, hỗ trợ nữ lãnh đạo trong cơ sở giáo dục đại học thích ứng với chuyển đổi số

Chiều 28.2, đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa” (EWL). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp (tại Đại học Coventry - Anh và Đại học Quốc gia Hà Nội) kết hợp trực tuyến.

Kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nữ lãnh đạo trong cơ sở giáo dục đại học thích ứng với chuyển đổi số -0
Các đại biểu tham gia hội thảo tại đầu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội

Dự án “Nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa” (EWL), được tài trợ bởi Hội đồng Anh và sự chủ trì tham gia của các cơ sở giáo dục đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội (chủ trì), Đại học Coventry (Anh), Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

Dự án nhằm nâng cao năng lực cho các nữ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam; từ đó thúc đẩy trao quyền cho các nữ lãnh đạo trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Các mục tiêu của Dự án đều hướng tới thực hiện các chiến lược chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. 

Kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nữ lãnh đạo trong cơ sở giáo dục đại học thích ứng với chuyển đổi số -1
Hội thảo kết nối với Đại học Coventry - Anh và qua nền tảng trực tuyến

Dự án chính thức khởi động từ tháng 1.2022, sau gần 3 năm đã tổ chức thành công một chuỗi hoạt động gồm: Hội thảo quốc tế, chương trình đối thoại, các khóa đào tạo và cấu phần E-learning (gồm 6 module) trên hệ thống LMS của Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Thông qua quá trình thực hiện dự án, một mạng lưới các tập đoàn đã được phát triển, đặt nền móng cho sự hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong tương lai. Đặc biệt, đã thành lập mạng lưới hơn 600 nữ lãnh đạo tại các cơ sở giáo dục đại học để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý. 

Trưởng nhóm dự án, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú đánh giá, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giới và thách thức mà các nhà lãnh đạo nữ phải đối mặt; nâng cao kỹ năng số cho lãnh đạo nữ ở cơ sở giáo dục đại học trong quản lý trường đại học số; phát triển mạng lưới hỗ trợ để không ngừng hỗ trợ các lãnh đạo nữ đạt được bình đẳng giới tốt hơn…

Kết nối, chia sẻ, hỗ trợ nữ lãnh đạo trong cơ sở giáo dục đại học thích ứng với chuyển đổi số -0
Ông Phùng Danh Thắng, Phó Trưởng Ban điều hành CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh thành quả là việc thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục đại học

Dự án là hoạt động thực tiễn góp phần thực hiện sứ mệnh của CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: kết nối các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt giữa các nhà khoa học, nữ lãnh đạo ở Anh và khu vực ASEAN, thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, vai trò của nữ lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục đại học của Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới. 

Theo ông Phùng Danh Thắng, Phó Trưởng Ban điều hành CLB Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, khía cạnh then chốt làm nên thành công của dự án nằm ở việc thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ trong các cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện trao đổi kiến ​​thức, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý, hỗ trợ các lãnh đạo nữ trong các trường đại học nâng cao năng lực thích ứng tốt hơn với quá trình số hóa và toàn cầu hóa tại Việt Nam. 

“Đây là hội thảo cuối cùng trong khuôn khổ dự án, nhưng tôi tin tưởng rằng, sự kiện ngày hôm nay sẽ mở ra những cơ hội, những kết nối vô cùng mạnh mẽ của mạng lưới các đối tác, các nhà khoa học về những chủ đề kế tiếp, hướng tới các nhà nữ lãnh đạo, các nhà khoa học nữ thích ứng và hội nhập mạnh mẽ hơn nữa với những biến đổi xã hội tác động mạnh mẽ đến giáo dục đại học Việt Nam trong tương lai”, ông Phùng Danh Thắng nhấn mạnh.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.