
Đáp: Theo quy định tại Điều 32 của Nghị quyết liên tịch số 72/2025/NQLT/UBTVQH15-CP- ĐCTUBTWMTTQVN quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp, khi có yêu cầu, nguyện vọng tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử, đại biểu HĐND gửi văn bản đề nghị và chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc cử tri đến Thường trực HĐND cùng cấp về việc tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử của đại biểu HĐND. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, sau ngày nhận được đề nghị của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định và thông báo đến đại biểu HĐND về việc tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử của đại biểu HĐND.
Chậm nhất là 3 ngày làm việc, trước ngày tiếp xúc cử tri, Thường trực HĐND cùng cấp thông báo về chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc cử tri đến Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam nơi đại biểu tiếp xúc để sắp xếp, bố trí thời gian, địa điểm và chuẩn bị các điều kiện để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri.
Đối với các địa phương thực hiện và thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Thường trực HĐND có trách nhiệm thông báo bằng văn bản chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc cử tri cho UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam nơi đại biểu tiếp xúc để sắp xếp, bố trí thời gian, địa điểm và chuẩn bị các điều kiện để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri.
Tại hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND chủ động nêu những vấn đề mà mình quan tâm tìm hiểu để trao đổi, lấy ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Về tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri, tại Điều 33 Nghị quyết liên tịch quy định: Căn cứ vào điều kiện cụ thể và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của mình, ĐBQH, đại biểu HĐND gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri để lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri.
ĐBQH, đại biểu HĐND có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND cùng cấp trước khi gặp gỡ, tiếp xúc. Căn cứ vào nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri, ĐBQH trực tiếp hoặc yêu cầu công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức nơi ĐBQH làm việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Đoàn ĐBQH.
Chậm nhất là 5 ngày làm việc, sau ngày nhận được đề nghị của ĐBQH, đại biểu HĐND, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định và thông báo đến ĐBQH, HĐND về việc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri.
Chậm nhất là 3 ngày làm việc, trước ngày tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND cùng cấp thông báo về chương trình, kế hoạch, nội dung tiếp xúc cử tri đến Ban Công tác mặt trận tại thôn, tổ dân phố, cá nhân hoặc nhóm cử tri nơi ĐBQH, đại biểu HĐND gặp gỡ, tiếp xúc.
Căn cứ vào đối tượng tiếp xúc, Ban Công tác mặt trận tại thôn, tổ dân phố cử đại diện tham gia hỗ trợ và phục vụ ĐBQH, đại biểu HĐND gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân hoặc nhóm cử tri. Tại hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, ĐBQH, đại biểu HĐND chủ động nêu những vấn đề mà mình quan tâm tìm hiểu để trao đổi, lấy ý kiến, kiến nghị của cá nhân hoặc nhóm cử tri.
Chậm nhất 5 ngày làm việc, sau khi kết thúc hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, ĐBQH tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cá nhân hoặc nhóm cử tri để gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời gửi Đoàn ĐBQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh.
Chậm nhất 5 ngày làm việc, sau khi kết thúc hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, đại biểu HĐND tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cá nhân hoặc nhóm cử tri để gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đồng thời gửi Tổ đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.