Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tuyên bố chính sách dài hạn để hình thành hệ sinh thái hạt nhân

Việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử là rất cần thiết, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 55) và Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57); đồng bộ với các luật khác; tuân thủ quy định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng như khắc phục bất cập của Luật Năng lượng nguyên tử 2008. Đến nay, dự thảo 5 đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu về sửa đổi Luật, song vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện dự thảo với chất lượng tốt nhất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, đối với phê duyệt chủ trương đầu tư, dự thảo cần bổ sung thêm điều kiện đặc thù của dự án điện hạt nhân theo quy định.

Cùng với đó, nên có riêng một điều về “Cấp phép hoạt động điện lực về phát điện của nhà máy điện hạt nhân” để rõ ràng, minh bạch, tránh bị hiểu nhầm Bộ Công Thương cấp phép hoạt động điện lực về phát điện là cấp phép vận hành nhà máy điện hạt nhân. Để được cấp phép hoạt động điện lực về phát điện, ngoài các yêu cầu theo Luật Điện lực, cần có giấy phép vận hành nhà máy điện hạt nhân do Cơ quan pháp quy hạt nhân cấp. Đây là điều kiện cần để được cấp phép hoạt động điện lực về phát điện của nhà máy điện hạt nhân.

Dự thảo cũng cần quy định rõ Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là Cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia, là đầu mối quản lý về an toàn hạt nhân của đất nước. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho các giai đoạn của dự án điện hạt nhân để phù hợp với hướng dẫn của IAEA và Công ước An toàn hạt nhân mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn ngày 15.7.2010.

Trong Chương II về “Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử” nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu điện hạt nhân phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng điện hạt nhân.

Song song, dự thảo cần luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân; có chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng, thuế cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia nội địa hóa; có chính sách về đầu tư vào các trường đại học kỹ thuật, viện nghiên cứu, phòng thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế phục vụ chương trình nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân. Trên cơ sở tuyên bố chính sách như vậy trong Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện bằng các chương trình và dự án cụ thể, tiến đến hình thành hệ sinh thái công nghệ điện hạt nhân của Việt Nam.

Xem xét chấp nhận thiết kế của Cơ quan pháp quy hạt nhân nước ngoài

Theo hướng dẫn của IAEA và quy định của Công ước An toàn hạt nhân, có 6 giai đoạn của dự án điện hạt nhân phải chịu sự quản lý của Cơ quan pháp quy hạt nhân bằng hình thức cấp phép, phê duyệt hay kiểm soát an toàn. Đó là giai đoạn phê duyệt địa điểm; thiết kế; chế tạo và xây dựng; vận hành thử; vận hành và chấm dứt hoạt động (giải phóng khỏi trách nhiệm quản lý pháp quy hạt nhân). Đối với mỗi giai đoạn, dự thảo Luật cần có quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư hay tổ chức vận hành; trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; và điều kiện để được cấp phép. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới có căn cứ để hướng dẫn chi tiết.

Cụ thể, về phê duyệt địa điểm, theo hướng dẫn của IAEA thì giai đoạn này không cần Báo cáo phân tích an toàn vì các đánh giá an toàn của địa điểm đã có trong báo cáo về khảo sát và đánh giá an toàn địa điểm. Dự thảo luật cần làm rõ trách nhiệm của Cơ quan pháp quy hạt nhân và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đối với giai đoạn phê duyệt địa điểm; quy định rõ trách nhiệm phê duyệt địa điểm là của Cơ quan pháp quy hạt nhân; đồng thời làm rõ các điều kiện để được phê duyệt địa điểm. Chính phủ chỉ được phép quy định chi tiết các nội dung đã được nêu ở trên về trách nhiệm của chủ đầu tư, Cơ quan pháp quy hạt nhân và điều kiện để được phê duyệt địa điểm.

Hướng dẫn của IAEA và Công ước An toàn hạt nhân đều có quy định về phê duyệt thiết kế nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu. Vì vậy, chúng ta không nên bỏ quy định này trong luật. Theo kinh nghiệm quốc tế, chúng ta có thể đưa quy định về thẩm định, phê duyệt chấp nhận thiết kế nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu đã được cơ quan pháp quy hạt nhân của nước cung cấp công nghệ cho Việt Nam thẩm định và phê duyệt. Đây cũng là thông lệ trên thế giới. Quy định như vậy sẽ giúp giảm tải cho Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam còn đang hạn chế về năng lực.

Về cấp phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hiện nay đang có ý kiến băn khoăn rằng Bộ Khoa học và Công nghệ không thể đảm nhận được chức năng này mà nên giao cho Bộ Xây dựng là đúng chức năng. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lại không có khả năng thẩm định báo cáo phân tích an toàn và các hồ sơ liên quan đến an toàn hạt nhân, chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Vậy Bộ Xây dựng có chấp nhận hồ sơ thẩm định an toàn của Bộ Khoa học và Công nghệ rồi yên tâm ký giấy phép xây dựng không?

Mặt khác, theo quy định của pháp luật thì khi Bộ Xây dựng đã ký giấy phép xây dựng sẽ phải thực hiện thanh tra và kiểm tra an toàn, kể cả kiểm tra việc chế tạo các thiết bị, cấu kiện và thành phần quan trọng về an toàn của nhà máy điện hạt nhân. Vậy Bộ Xây dựng có thể làm được việc này, trong khi nhân lực về lĩnh vực an toàn hạt nhân là của Bộ Khoa học và Công nghệ? Nếu Bộ Xây dựng tổ chức một bộ phận như vậy để thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của giai đoạn xây dựng thì sẽ rất tốn kém thời gian và công sức mà lại chỉ kiểm soát một khâu xây dựng trong tổng thể 6 khâu của một dự án điện hạt nhân. Làm như vậy sẽ không giống bất kỳ một nước nào trên thế giới đối với quản lý dự án điện hạt nhân. Theo thông lệ quốc tế thì chỉ có Cơ quan pháp quy hạt nhân là thực hiện việc quản lý pháp quy dự án điện hạt nhân cho cả 6 giai đoạn đã nêu.

Xây dựng luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Sáng 8.4, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật

Chiều 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Hoàn thiện cơ chế thống nhất chỉ huy, huy động lực lượng ứng phó tình trạng khẩn cấp

Sáng 8.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Công chức UBND xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Đời sống

Sát hạch để sàng lọc đội ngũ công chức

Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến góp ý. So với luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới, trong đó bổ sung quy định về sát hạch để thực hiện cơ chế sàng lọc đội ngũ công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, “có vào, có ra”, “có lên, có xuống” để giải quyết tình trạng né tránh, đùn đẩy, chây ì; tâm lý đã vào Nhà nước là an toàn, “tình trạng công chức suốt đời”.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi)
Chính trị

Gỡ điểm nghẽn trong thực hiện phá sản

Sáng 27.3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính họp mở rộng thẩm tra dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.