Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 6 (2019):

Hạnh phúc cho thanh niên vì một tương lai bền vững

Nhân loại đang phải đối diện với một loạt thách thức: bất bình đẳng, khủng hoảng khí hậu và bất ổn xã hội, đòi hỏi những cách tiếp cận và giải pháp sáng tạo mới. Trong bối cảnh đó, các nghị sĩ trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu IPU lần thứ 6 ở Asunción, Paraguay vào ngày 9-10.9.2019, để “giải mã” khái niệm hạnh phúc như câu trả lời tiềm năng cho những thách thức trên.

Hạnh phúc phải là mục tiêu trong chính sách công

Các nghị sĩ trẻ tại hội nghị nhất trí rằng, việc theo đuổi hạnh phúc và thịnh vượng là mục tiêu phổ quát cần được tuyên bố là mục tiêu cuối cùng trong chính sách công. Trong một thời gian dài, con người đã quá chú trọng đến tăng trưởng kinh tế, được đo bằng GDP, mà không xem xét đầy đủ những tác động rộng hơn đến phúc lợi, bình đẳng và hạnh phúc. Từng có người nói rằng, GDP đo lường mọi thứ ngoại trừ thứ khiến cuộc sống trở nên đáng giá. Đã đến lúc thế giới nên chuyển trọng tâm từ tăng trưởng kinh tế đơn thuần sang các phương pháp đo lường toàn diện và có tư duy tiến bộ hơn dành cho tất cả các nhóm nhân khẩu học, đặc biệt là giới trẻ.

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 6 (2019): Hạnh phúc cho thanh niên vì một tương lai bền vững -0

Hạnh phúc là khái niệm bao gồm nhiều khía cạnh, từ sức khỏe, giáo dục, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhân quyền, sự thỏa mãn về mặt cảm xúc và ý thức cộng đồng. Nó không chỉ là kết quả của quá trình sản xuất và tiêu dùng vật chất. Bằng cách áp dụng cách tiếp cận phúc lợi, các quốc gia có thể xác định và giải quyết bất bình đẳng về nhân khẩu học và địa lý, đặc biệt là bất bình đẳng ảnh hưởng đến giới trẻ, những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau bởi các chính sách truyền thống.

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 6 (2019): Hạnh phúc cho thanh niên vì một tương lai bền vững -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: IPU
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 6 (2019): Hạnh phúc cho thanh niên vì một tương lai bền vững -0
Đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: IPU

Các nghị sĩ trẻ, với tư cách là những đại diện gần gũi nhất với lợi ích của thế hệ trẻ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các chương trình nghị sự về phúc lợi. Họ có thể đóng góp ở các giai đoạn khác nhau của chu trình chính sách, từ khi bắt đầu và thực hiện đến giám sát, đánh giá. Các hành động chính bao gồm: Lồng ghép phúc lợi vào ngân sách, theo đó ủng hộ việc kiểm tra phúc lợi trong phân bổ ngân sách và tiến hành đánh giá tác động đến phúc lợi, thanh niên và giới tính; Thiết lập hoặc củng cố các cơ cấu thể chế để đánh giá và thúc đẩy phúc lợi một cách xuyên suốt giữa các cơ quan Nhà nước; Tăng cường chức năng giám sát, theo đó các nghị sĩ trẻ có thể giám sát hoạt động của Chính phủ trong việc mang lại phúc lợi cho người dân, từ đó tăng cường trách nhiệm giải trình.

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 6 (2019): Hạnh phúc cho thanh niên vì một tương lai bền vững -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: IPU

Giải quyết các vấn đề khẩn cấp, vì tương lai tươi sáng hơn

Trong khi phấn đấu vì hạnh phúc, các nghị sĩ trẻ thừa nhận tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề cấp bách cản trở việc thực hiện mục tiêu này. Đó là: Giải quyết bất bình đẳng kinh tế, bảo đảm cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người để có cuộc sống thịnh vượng; Đưa ra các sáng kiến tập trung vào giới trẻ, đặc biệt tập trung vào các mối quan tâm liên quan đến thanh niên như việc làm, sự tham gia chính trị, sức khỏe tâm thần và sinh sản cũng như khả năng tiếp cận phổ cập giáo dục có chất lượng; Thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách thu hẹp khoảng cách về lương giữa các giới, tăng cường sự hiện diện của phụ nữ trong chính trị và chống lại bạo lực trên cơ sở giới; Đầu tư vào thể thao cho giới trẻ; Tăng cường mối quan hệ cộng đồng …Các nghị sĩ trẻ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm rằng tất cả các thành phần xã hội, bao gồm các nhóm thiểu số, người bản địa và cộng đồng LGBTQ, đều được đưa vào chương trình nghị sự về phúc lợi.

Quốc tế

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.