
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU
Sự tham gia, đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong IPU đã góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Sự tham gia, đóng góp của Quốc hội Việt Nam trong IPU đã góp phần nâng cao vị thế của Quốc hội nói riêng và Việt Nam nói chung trên trường quốc tế.
Đặng Minh Khôi - Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga
Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.
Luật sư Phạm Quốc Bảo - Nguyên Vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria kiêm nhiệm Bắc Macedonia
Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà làm Trưởng đoàn vừa tham dự Diễn đàn Nghị viện trong khuôn khổ Diễn đàn Chính trị cấp cao của Liên Hợp Quốc tại Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thư ký Liên minh nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong.
2024 là dịp kỷ niệm 135 năm thành lập IPU, song 2024 cũng là năm chứng kiến các vụ xung đột vũ trang tăng vọt trên toàn thế giới. Nhân dịp này, Tổng thư ký IPU Martin Chungong đã chia sẻ về sứ mệnh thúc đẩy hòa bình trên cơ sở đối thoại nghị viện của IPU trong 135 năm qua.
IPU tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại giao nghị viện, trao quyền cho các nghị viện và nghị sĩ để củng cố hòa bình, dân chủ, trao quyền cho phụ nữ, trao quyền cho thanh niên và thúc đẩy phát triển bền vững trên toàn thế giới. Kể từ khi thành lập cách đây 135 năm, IPU không ngừng nỗ lực vì các mục tiêu sau:
Liên minh Nghị viện Thế giới (Inter Parliamentary Union - IPU) là tổ chức chính trị đa phương được thành lập sớm nhất trên thế giới. Ra đời cách đây 135 năm, từ một hội nghị ban đầu gồm 9 nước, IPU đã trở thành “Nghị viện của các nghị viện” với 180 cơ quan lập pháp quốc gia thành viên và mở cửa cho tất cả 46.000 nghị sĩ trên toàn thế giới.
“Chiến lược IPU 2022 - 2026” đã được các nghị viện thành viên IPU nhất trí thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 143 vào tháng 11.2021, tại Madrid, Tây Ban Nha. Chiến lược mới nêu rõ lộ trình của IPU trong 5 năm tới với nhiệm vụ mới là tiếp tục củng cố các nghị viện vì hòa bình, dân chủ và phát triển. Nó cũng mở ra những con đường mới cho IPU để hỗ trợ các nghị viện trong các lĩnh vực chiến lược khác như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Lời tòa soạn: Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Quốc hội Việt Nam gia nhập Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) (21.4.1979 - 21.4.2024), Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài viết, trong đó có bài của tác giả Phạm Quốc Bảo - Nguyên Vụ trưởng Vụ Đối ngoại Văn phòng Quốc hội, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại CH Bulgaria và CH Macedonia - về quá trình hội nhập quốc tế của Quốc hội Việt Nam.
Phạm Quốc Bảo - Nguyên Vụ trưởng Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội
Mùa Xuân 1979, tôi may mắn và vinh dự được tháp tùng Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đi dự Hội nghị mùa Xuân của Hội đồng IPU tại thủ đô Praha, CHXHCN Tiệp Khắc, sự kiện đánh dấu bước hội nhập quan trọng của Quốc hội Việt Nam.
Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 148 (IPU - 148) tại Thuỵ Sĩ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có các cuộc gặp Trưởng đoàn một số nước tham dự Đại hội đồng IPU - 148
Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 148 (IPU - 148) tại Thuỵ Sĩ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Philippines, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Cuba, Tổng Thư ký AIPA.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động nghị viện bao gồm các quy định và cách thức làm việc của nghị viện để các nghị sĩ có thể tham gia và ứng dụng trực tuyến, chuyển đổi số nhiều hơn, tận dụng các nền tảng tương tác nhằm hỗ trợ đối thoại trực tiếp giữa cử tri và nghị sĩ, thúc đẩy sự tham gia của các nhóm, đặc biệt là giới trẻ vào các hoạt động nghị viện.
Chiều 16.9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) do Quốc hội Việt Nam đăng cai đã tổ chức họp báo về kết quả Hội nghị.
Thế giới có nguy cơ bỏ lỡ các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trừ khi chúng ta nỗ lực gấp đôi hành động toàn cầu.
Trong hai ngày 15-16.6, hơn 170 nghị sĩ trẻ từ 60 quốc gia đã tập trung tại Sharm-el-Sheikh, Ai Cập để tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu IPU lần thứ 8. Hội nghị được phối hợp tổ chức bởi IPU và Quốc hội Ai Cập với chủ đề: “Nghị sĩ trẻ hành động vì khí hậu”. Trong bối cảnh Ai Cập cũng tổ chức Hội nghị Khí hậu của LHQ (COP27) cũng tại Sharm-el-Sheikh vào cuối năm 2022, hội nghị là một sự mở màn ý nghĩa cho những sáng kiến để bảo vệ hành tinh.
Vào ngày 14-15.12 năm 2018, các nghị sĩ trẻ trên thế giới đã nhóm họp tại Baku trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 5. Với chủ đề “Thúc đẩy tính bền vững, bảo vệ lợi ích của các thế hệ tương lai”, Hội nghị do IPU và Quốc hội Azerbaijan phối hợp tổ chức.
Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 7 được tiến hành theo hình thức trực tuyến do những yêu cầu về giãn cách xã hội trong giai đoạn Covid-19. Mặc dù vậy, hội nghị vẫn quy tụ 128 nghị sĩ, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức thanh niên, giới học thuật và khu vực tư nhân, nâng tổng số người tham gia lên 257 người cùng thảo luận về chủ đề: “Phục hồi hậu đại dịch Covid-19: Cách tiếp cận phù hợp với thanh niên”.
Nhân loại đang phải đối diện với một loạt thách thức: bất bình đẳng, khủng hoảng khí hậu và bất ổn xã hội, đòi hỏi những cách tiếp cận và giải pháp sáng tạo mới. Trong bối cảnh đó, các nghị sĩ trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu IPU lần thứ 6 ở Asunción, Paraguay vào ngày 9-10.9.2019, để “giải mã” khái niệm hạnh phúc như câu trả lời tiềm năng cho những thách thức trên.