Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP. Đà Nẵng

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về

Việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của nước ta trong khu vực, từ đó thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Đà Nẵng.

Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến khi thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Sẽ là đột phá nổi bật, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro

Thí điểm thành lập khu thương mại tự do là một trong nhóm chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, được thể hiện trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội lần này. Theo các đại biểu, đây là một mô hình rất mới, không có tiền lệ ở nước ta. Tuy nhiên, trên thế giới đã và đang tổ chức thực hiện rất thành công, đặc biệt là những nước có ưu thế về cảng biển, như Singapore (có 9 khu thương mại tự do), Trung Quốc (có 21 khu thương mại tự do), Philippines, Indonesia, Malaysia...

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Việt Nam hiện đã từng bước tiếp cận với mô hình kinh tế - thương mại tự do thông qua việc phát triển những mô hình tương tự có quy mô nhỏ hơn, như các khu chế xuất, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế nhằm tiến tới thành lập khu thương mại tự do ở nước ta. Khẳng định điều này, ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) nêu vấn đề, để hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, dự thảo nghị quyết đề xuất phương án phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng gồm 3 khu chức năng: sản xuất, hậu cần cảng - logictics, thương mại và dịch vụ. “Quy định chính sách thí điểm tại khu thương mại tự do ở Đà Nẵng phù hợp với điều kiện, thể chế của nước ta. Đồng thời bảo đảm tính tuần tự, từng bước thí điểm kèm theo việc kiểm tra, giám sát, hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện, triển khai thực hiện các chính sách về sau”, đại biểu Trần Quốc Quân nêu rõ.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Còn theo ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng), trong bối cảnh hiện nay, việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại TP. Đà Nẵng "đã và đang hội tụ đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Đây là một trong những đột phá nổi bật - đột phá dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro của Đà Nẵng khi đề xuất thí điểm mô hình, mặc dù đã được thực hiện thành công trên thế giới nhưng chưa có tiền lệ ở Việt Nam.

Do đó, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị, cần thiết phải có chính sách ưu đãi để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thí điểm khu thương mại tự do ở TP. Đà Nẵng, hướng tới các mục tiêu thu hút đầu tư tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Khu thương mại tự do ở TP. Đà Nẵng cần được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm tiền thuê đất và các ưu đãi khác, như khu kinh tế, áp dụng đồng bộ cơ chế quản lý hải quan, chính sách về thu phí hải quan, thuế quan. Cùng với đó, cần nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách, biện pháp dự báo, dự liệu quản lý, phòng ngừa và ứng phó với các tình huống rủi ro nếu xảy ra trong quá trình thực hiện, với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ Đà Nẵng thực hiện thí điểm thành công, nhất là trong bối cảnh mô hình này đang được một số địa phương dự kiến đề xuất trong thời gian tới.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
ĐBQH Lã Thanh Tân (Hải Phòng) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nhấn mạnh, khu thương mại tự do góp phần cải thiện môi trường đầu tư cũng như tăng khả năng cạnh tranh của nước ta trong khu vực, từ đó thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Đà Nẵng, ĐBQH Nguyễn Hải Nam (Thừa Thiên Huế) đề xuất các chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, chính sách tạo điều kiện về đầu tư kinh doanh và phân cấp cho Đà Nẵng để có chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, đặc biệt là cơ chế một cửa tại chỗ. Theo đại biểu Nguyễn Hải Nam, cần bảo đảm khả năng kiểm soát khu thương mại tự do, không chỉ về kinh tế mà cả quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ủng hộ phương án như dự thảo nghị quyết, song đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ lo ngại về công tác bồi thường, thu hồi đất và đề nghị, "khi thu hồi đất để thành lập khu thương mại tự do cần tính đến lợi ích của người dân, đặc biệt là áp dụng theo giá đền bù mới của Luật Đất đai năm 2023”.

Cần khung pháp lý với mô hình khu thương mại tự do

Giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Khu thương mại tự do đối với nước ta là mới, nhưng với quốc tế đã thành lập từ rất lâu. "Quan trọng nhất là họ không chờ đợi, vì đây là cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư; nước nào tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư đó sẽ đổ về”. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ, khu thương mại tự do là mô hình có chức năng, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, thu hút tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Ảnh: Lâm Hiển

Hiện nay, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, lao động, nguồn lực, Bộ trưởng cho biết, có hai chính sách Bộ "đang nghiên cứu và thấy rất quan trọng": một là, thủ tục hành chính, và hai là cho phép các tập đoàn lớn được thành lập văn phòng mà không cần dự án. Về thủ tục hành chính, Bộ trưởng cho biết, Đà Nẵng "có đề xuất và chúng tôi rất ủng hộ, phải thí điểm đưa cơ chế, chính sách thật sự đột phá, thủ tục hành chính một cửa tại chỗ; phân cấp triệt để và mạnh dạn, không nửa vời là cái này vẫn đưa về bộ này, bộ kia, cái này vẫn phải xin thủ tục này, thủ tục kia. Chúng tôi ủy quyền cho Đà Nẵng và ủy quyền cho Ban Quản lý quyết định thì giải quyết rất nhanh, tạo được môi trường tốt để thu hút đầu tư”.

Tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư sẽ “đổ” về -0
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội về chính sách thí điểm thành lập khu thương mại tự do tại Đà Nẵng. Ảnh: Lâm Hiển

Với việc cho phép các tập đoàn lớn được thành lập văn phòng mà không cần dự án, Bộ trưởng cũng cho biết, hiện “đã có những khái niệm "kinh tế văn phòng", tức là cho phép các doanh nghiệp đặt văn phòng mà không cần dự án và thực tế họ đã tạo nên sự đóng góp lớn cho phát triển". Theo Bộ trưởng, "người ta tìm ra các cơ hội để chúng ta đầu tư, tức là người ta có đóng góp rất nhiều chứ không hạn hẹp gì, nên không phải có dự án tôi mới cho ông lập văn phòng. Những nhà đầu tư lớn lập văn phòng đương nhiên sẽ có đóng góp, họ vào đây không phải để chơi, mà cũng sẽ lập dự án, nếu chúng ta lại ràng buộc ngay từ đầu thì mất cơ hội”.

Nhấn mạnh, thí điểm khu thương mại tự do là một mô hình mới, nhưng đã được nhiều nước áp dụng thành công, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần có khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với mô hình này, có thể xem xét áp dụng cho một số địa phương với cơ chế phù hợp và giao Chính phủ về thẩm quyền trên một số lĩnh vực trong áp dụng như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Diễn đàn Quốc hội

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.