Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035:

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

z5873246820514_b94c3fc460cfc645fbb75eb757cb5dea.jpg
Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho ý kiến đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Phân bổ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay có đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; việc triển khai thực hiện sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, các đại biểu còn đôi chút băn khoăn.

Từ thực tế tại địa phương trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên Lò Thị Luyến phản ánh, việc bố trí đối ứng từ ngân sách địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia cực kỳ khó khăn, nhất là với địa phương nhận cân đối ngân sách trung ương từ 80% trở lên. Trong khi đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 dự kiến vốn ngân sách địa phương chiếm 24,6%.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên Lò Thị Luyến cho rằng việc bố trí đối ứng từ ngân sách địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia cực kỳ khó khăn, nhất là với địa phương nhận cân đối ngân sách trung ương từ 80% trở lên
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên Lò Thị Luyến cho rằng việc bố trí đối ứng từ ngân sách địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia cực kỳ khó khăn, nhất là với địa phương nhận cân đối ngân sách trung ương từ 80% trở lên

“Tỉnh càng nghèo nhu cầu càng lớn, nhưng nếu bố trí vốn càng nhiều thì vốn đối ứng càng cao. Đã nghèo thì lấy đâu ra tiền để đối ứng?” - đại biểu Lò Thị Luyến băn khoăn và kiến nghị: với địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương từ 80% trở lên thì không nên quy định phải có vốn đối ứng. Bên cạnh đó, cần đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh trước khi cấp vốn sự nghiệp thì việc tổ chức thực hiện hiệu quả hơn.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga góp ý, cần tập trung nguồn lực, tránh dàn trải. Chẳng hạn, “tập trung nguồn lực của Chương trình để giải quyết các vấn đề cấp thiết” có nội dung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nhưng cần xác định ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng và thế mạnh…

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cần tập trung nguồn lực, tránh dàn trải

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cần tập trung nguồn lực, tránh dàn trải

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi, Chính phủ cần quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và đối ứng của ngân sách địa phương, từ đó xác định mức huy động ngân sách địa phương cho từng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, nguồn lực của từng địa phương. Đặc biệt, có cơ chế ưu tiên đối với các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách trong từng thời kỳ trên cơ sở điều kiện thực tiễn; không phân bổ đều các công trình văn hóa ở tất cả các địa phương.

Xác định chỉ tiêu phù hợp, khả thi

Nhiều ý kiến cho rằng, các mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 cần được xác định hợp lý, khả thi. ĐBQH, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu phân tích: dự thảo Tờ trình của Chính phủ đưa ra chỉ tiêu “80% các đoàn nghệ thuật công lập trung ương/quốc gia có cơ sở nghệ thuật biểu diễn riêng để tập luyện và biểu diễn”, nhưng một khi đoàn nghệ thuật cấp Trung ương được thành lập thì phải có chỗ tập luyện. Hay quy định “thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tổ hợp trung tâm nghệ thuật biểu diễn quốc gia với trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế…”, nên phân theo vùng miền, quy mô nền kinh tế để có quy định, chứ không chỉ giới hạn ở 2 thành phố này.

Một số chỉ tiêu như “100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa”; “phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số”… cần được đánh giá kỹ thực trạng, khả năng thực hiện để quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, khi Chương trình được Quốc hội thông qua, quá trình triển khai sẽ linh hoạt trong phân bổ ngân sách, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, khi Chương trình được Quốc hội thông qua, quá trình triển khai sẽ linh hoạt trong phân bổ ngân sách, phân cấp mạnh mẽ cho địa phương

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, khi Chương trình được Quốc hội thông qua, quá trình triển khai sẽ linh hoạt trong phân bổ ngân sách, từng dự án, tiểu mục sẽ được xem xét tỷ lệ vốn đối ứng phù hợp, có tiêu chí rõ ràng. Đặc biệt, sẽ phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát".

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, các dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 phục vụ 4 mục tiêu chính: hình thành các thiết chế văn hóa một cách đồng bộ; phục hồi di tích, di sản; đào tạo nhân lực chất lượng cao để bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống; và cuối cùng là tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng các thành tựu văn hóa.

Nhu cầu đầu tư cho văn hóa rất lớn, nhưng nguồn lực nhà nước có hạn, vừa cần có công trình tiêu biểu quốc gia mang tầm thời đại, nhưng không thể thiếu hệ thống thiết chế phục vụ nhu cầu của nhân dân. Nêu thực tế này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp rà soát để xác định nguồn lực thực hiện bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, sau khi thông qua chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi cần xác định các nội dung, nhiệm vụ tập trung ưu tiên thu hút các nguồn lực xã hội, cụ thể hóa các giải pháp, cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội khác để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Văn hóa - Thể thao

Khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024
Văn hóa - Thể thao

Khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024

Ngày 8.10, tại Hà Nội, Báo Đầu tư chính thức khởi động Giải Golf từ thiện thường niên Vì trẻ em Việt Nam lần thứ 17 - Swing for the Kids 2024. Giải đấu nhằm gây quỹ học bổng dành cho các học sinh, sinh viên vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích cao trong học tập.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.