Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

pct-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu

Giảm tỷ lệ ủy quyền, nâng cao chất lượng tiếp công dân

Đánh giá cao số liệu trong Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024 rất minh bạch, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải dẫn chứng, con số 318.362 ngày Chủ tịch UBND cấp xã tiếp công dân là hết sức rõ ràng, tường minh. Đặc biệt, tỷ lệ Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền tiếp công dân là 18%, trong khi đó so với 5 năm trước, tỷ lệ ủy quyền này lên tới trên 50%; Chủ tịch UBND cấp huyện ủy quyền tiếp công dân là 16%; Chủ tịch UBND cấp xã ủy quyền tiếp công dân chỉ có 8%, đã cho thấy sự chuyển biến lớn, tỷ lệ ủy quyền đã giảm đi rất nhiều. Đây là một thành công trong triển khai thi hành Luật Tiếp công dân và do Thanh tra Chính phủ phủ trực tiếp chỉ đạo đối với các địa phương. Nhờ đó, chất lượng tiếp công dân đã được nâng lên. Thực tế, thẩm quyền giải quyết là của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND xã, nên nếu người tiếp công dân là cấp phó thì rất khó.

ThanhHai.jpg
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Với những chuyển biến cụ thể như vậy, Trưởng Ban Công tác đại biểu mong rằng, công tác tiếp công dân phải phục vụ tốt hơn cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương cũng như các bộ, ngành. Thông qua thông tin tiếp công dân, chúng ta có thể phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn kịp thời hoặc giải quyết sớm các vụ việc, tránh gây ra những hậu quả, ảnh hưởng, thiệt hại lớn.

Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng đề nghị, cần rà soát việc tiếp công dân theo các quy định của pháp luật, nhất là quy định của Luật Tiếp công dân về việc: “Lịch tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị ở cả trung ương và địa phương phải công khai trên Cổng thông tin điện tử” đã thực hiện được chưa? Hiện nay, việc thực hiện chính quyền số, chuyển đổi số trong các hoạt động hành chính được triển khai rất mạnh, người dân có thể nắm bắt được lịch tiếp công dân trên các Cổng thông tin điện tử, qua đó theo dõi, đánh giá và đăng ký để tham gia các cuộc tiếp công dân.

Liên quan đến việc rà soát, giải quyết 1.003 vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, vụ việc khiếu kiện đông người tại các cơ quan trung ương, trong Báo cáo của Chính phủ đã cho thấy có sự quan tâm và tập trung giải quyết. Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, “đến nay có những vụ việc trung ương chuyển về địa phương để tiếp tục giải quyết, nhưng có địa phương không đủ khả năng giải quyết, vì những vụ việc này đã tồn đọng rất lâu. Có những vụ việc trung ương cùng địa phương giải quyết, khi giải quyết xong, người dân vẫn tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành xem xét lại”.

pct-phuong-thumb.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Trước thực tế nêu trên, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, khẳng định rõ những vụ việc nào đã giải quyết từ trung ương đến địa phương là đúng, phù hợp với chính sách, pháp luật, từ đó đưa ra kết luận hoặc thông báo chính thức cho các bộ, ngành và địa phương. Cùng với đó, cần tiến hành giải thích, vận động, thuyết phục người dân chấp hành theo đúng quy định của pháp luật, tránh để những vụ việc tồn đọng kéo dài từ năm này sang năm khác.

Công khai các cơ quan, đơn vị không báo cáo đúng thời gian quy định

Đối với công tác dự báo tình hình, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần bám sát những vấn đề nóng của kinh tế - xã hội để dự báo kỹ hơn về tình hình khiếu nại, tố cáo.

Lưu ý tình trạng khiếu nại, tố cáo xung quanh vấn đề liên quan đến đất nông trường và rừng, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, “năm ngoái tôi đã nói về việc tổng hợp khiếu nại, tố cáo xung quanh vấn đề này để so sánh tỷ lệ tháo gỡ và chưa tháo gỡ được. Đó là vấn đề liên quan đến tín chỉ carbon, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển kinh tế dưới cánh rừng. Những vấn đề này rất nóng, nhưng chưa thấy có kế hoạch tháo gỡ”.

Quang cảnh phiên họp1 (1).JPG
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Thanh tra Chính phủ công khai thông tin các đơn vị không báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính đúng thời gian quy định lên Cổng thông tin điện tử và các cơ quan báo chí. "Sức mạnh của giám sát là phải công khai, minh bạch, khuyến cáo, kiến nghị, cảnh tỉnh răn đe để người dân thấy rõ", Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng và bảo đảm tính toàn diện của Báo cáo trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới đây. Trong đó, cần cập nhật đầy đủ tình hình số liệu về kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính của cơ quan chính nhà nước, Tòa án, Viện kiểm sát. Đồng thời, làm rõ thêm đặc điểm, tình hình công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024, xác định rõ nguyên nhân của tỷ lệ tăng - giảm số lượt, số người, số vụ và số đoàn đông người đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhất là việc gia tăng số lượng các đoàn đông người đến Thanh tra Chính phủ.

“Bổ sung đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục rà soát, bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả công tác này. Tập trung làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; hạn chế tối đa việc phát sinh vụ việc mới gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Chú ý hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra, bảo đảm giải quyết các khiếu nại, tố cáo từ cơ sở để tránh dồn lên cấp trên”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm kết nối liên thông từ trung ương đến cơ sở và các cơ quan trung ương trong hệ thống chính trị để theo dõi, xử lý kết quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này trong tình hình mới. Các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội thường xuyên tiến hành giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Chủ tịch UBND ở các địa phương chịu trách nhiệm chính trong vấn đề chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.

Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.