Việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Chậm ban hành văn bản hướng dẫn ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân

Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin về việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV của Ban Dân nguyện chiều 27.9, một vấn đề được nhiều đại biểu cho ý kiến là việc còn tình trạng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa được triển khai trên thực tế do bộ, ngành chậm trình văn bản hướng dẫn thực hiện, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách ưu đãi và quyền lợi của người hưởng thụ.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp

Theo dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Ban Dân nguyện, từ Kỳ họp thứ Tư đến nay, cử tri nhiều địa phương đã kiến nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng cho đối tượng thanh niên xung phong theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. Bởi, dù theo Quyết định này, mức trợ cấp với thanh niên xung phong tham gia kháng chiến sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nhưng, từ năm 2011 đến nay, mức chuẩn trợ cấp xã hội đã được điều chỉnh tăng 3 lần thì mức trợ cấp với thanh niên xung phong tham gia kháng chiến mới được điều chỉnh 1 lần, khó đáp ứng yêu cầu đề ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do chậm ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh mức trợ cấp cho đối tượng này do còn có sự chưa thống nhất về thẩm quyền tham mưu, xây dựng chính sách.

“Việc điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến là chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp họ ổn định cuộc sống. Việc chậm điều chỉnh mức trợ cấp làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đối tượng này”. Nêu thực tế này, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức cho rằng, sự chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn hay ban hành văn bản nhưng chưa cụ thể là khoảng trống lớn, gây lúng túng, bị động cho các cơ quan chuyên môn trong quá trình thực thi chính sách. Đồng thời, đề nghị Ban Dân nguyện cần phải có văn bản đôn đốc để Chính phủ sớm phân công cụ thể, triển khai công việc sớm, qua đó giúp cho người dân sớm thụ hưởng chính sách.

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức phát biểu tại phiên họp

Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức phát biểu tại phiên họp

Giải trình về vấn đề điều chỉnh mức trợ cấp với thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ đều thừa nhận tình trạng này xảy ra do sự phối hợp giữa hai bộ chưa chặt chẽ, cùng với việc Chính phủ chưa phân công nhiệm vụ. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, trước đây bộ được giao quản lý, theo dõi thực hiện chính sách với thanh niên xung phong tham gia kháng chiến và đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg (ngày 27.7.2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong). Nhưng, theo phân công chức năng, nhiệm vụ mới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ có chức năng quản lý, theo dõi thực hiện chính sách với người có công, chính sách với thanh niên thuộc chức năng của Bộ Nội vụ. Thứ trưởng cũng thừa nhận, do phối hợp giữa hai bộ có lúc, có thời điểm chưa chặt chẽ, nên hiện đều đang chờ phân công của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh giải trình vấn đề cử tri kiến nghị

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh giải trình vấn đề cử tri kiến nghị

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cũng đồng tình với nhận định tình trạng chậm điều chỉnh mức trợ cấp cho thanh niên xung phong tham gia kháng chiến có nguyên nhân do phân công chức năng, nhiệm vụ giữa Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa rõ. “Hai Bộ trưởng đã trao đổi và thống nhất trong phân giao nhiệm vụ giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ; đồng thời, sẽ sớm báo cáo Chính phủ về việc này”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định.

Tương tự, các đại biểu cũng đề nghị, các bộ, ngành liên quan sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xác định “người lao động có thu nhập thấp”, vì vấn đề này đã được cử tri kiến nghị từ năm 2022 đến nay. Trong khi đó, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chỉ được thực hiện đến hết năm 2025. Nếu chậm ban hành hướng dẫn về việc này sẽ khiến chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn trong Tiểu dự án số 1 của Chương trình không triển khai được dù Chương trình mục tiêu quốc gia đã thực hiện 3 năm qua.

“Bộ Y tế đã “lao tâm, khổ tứ” tham mưu chính sách tháo gỡ tổng thể cho vấn đề này”

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại phiên họp trước kiến nghị của cử tri về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế chưa được giải quyết dứt điểm. Đồng thời, Bộ trưởng cũng nêu rõ, nhiều nghị quyết được Quốc hội ban hành thời gian qua hay một số dự án luật đang được xem xét thông qua đã cho phép thực hiện những cơ chế ngắn hạn, cũng như có cơ chế tháo gỡ khó khăn về thể chế cho cung ứng thuốc, vật tư y tế. “Các cơ chế để tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu vật tư y tế, thuốc cũng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu khá đầy đủ trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi). Hiện nay, chỉ còn cơ chế với nhà thuốc bệnh viện, thì Bộ Y tế đang tham gia tích cực vào quá trình xây dựng một luật sửa đổi 4 luật để tháo gỡ khó khăn này”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại phiên họp

Dù hiện nay, với những quy định tiến bộ của Luật Đấu thầu, cụ thể là gói thầu mua bán theo quy định mới đã được triển khai thực hiện và đã tháo gỡ được vướng mắc về thiếu thuốc, vật tư y tế. Tuy nhiên, qua làm việc với các đơn vị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhận được phản ánh, quy trình đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế thường kéo dài vài tháng, nên "khi làm kế hoạch ban đầu thì giá thuốc, vật tư y tế chỉ 1 đồng, nhưng đến khi đấu thầu thành công giá các mặt hàng này đã thay đổi nhiều". Điều này khiến các doanh nghiệp không thể thực hiện được việc cung ứng thuốc, thiết bị vật tư y tế theo báo giá ban đầu. Để tiếp tục cung ứng được thuốc, vật tư y tế sẽ buộc phải làm lại quy trình đấu thầu.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện có thể ở một số nơi có tình trạng gói thầu cũ đã hết, nhưng chưa kịp công bố gói thầu mới theo kế hoạch. Do đây là hạn chế trong quá trình thực hiện, nên Bộ Y tế đã triển khai nhiều chương trình tập huấn, hướng dẫn cho các đơn vị về các quy định mới liên quan đến đấu thầu. Bộ trưởng cũng cho biết, nếu cơ chế nhà thuốc bệnh viện được các đại biểu Quốc hội ủng hộ thông qua trong một luật sửa đổi 4 luật tới đây, thì về cơ bản, vướng mắc trong mua sắm thuốc, vật tư y tế từ nguồn thu khác của nhà thuốc sẽ được khắc phục, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thuốc chữa bệnh của người dân.

“Mặt khác, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế cũng đã bổ sung quy định trong trường hợp đã áp dụng tất cả các quy định, kể cả trường hợp mua sắm chỉ định trực tiếp mà vẫn không có đủ thuốc, nhưng bệnh viện khác đang có loại thuốc bệnh nhân cần, thì có thể điều sang bệnh viện này để đáp ứng ngay nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Sau đó, Bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán theo giá của bệnh viện cung cấp thuốc. Đây là một cơ chế mà nếu được thông qua sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế hiện nay”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại phiên họp

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại phiên họp

Theo Phó Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thị Nhị Hà, trong đấu thầu thuốc có 3 hình thức là đấu thầu cấp quốc gia, cấp địa phương và tại cơ sở khám, chữa bệnh. Nhưng, ngay ở cấp đấu thầu quốc gia, Bộ Y tế cũng vướng do sau khi xây dựng kế hoạch dự trù xong lại không thống nhất được với cơ quan bảo hiểm. Ở cấp địa phương cũng xảy ra tình trạng tương tự. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện này là một nguyên nhân dẫn đến chưa giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc.

“Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã tháo gỡ nhiều khó khăn trong đấu thầu, cung cấp thuốc, vật tư y tế tiêu hao. Nhưng, sau quá trình ban hành, triển khai luật và văn bản hướng dẫn, cử tri vẫn tiếp tục phản ánh một số vướng mắc”. Nêu rõ thực tế này, Phó Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị, về lâu dài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tính toán xây dựng phương án đấu thầu đặc thù với thuốc, vật tư tiêu hao để phù hợp hơn nữa với đòi hỏi của thực tiễn.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Trong phát biểu kết luận phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các vướng mắc của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời, khẳng định những ý kiến của các đại biểu góp ý vào dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV sẽ được Ban Dân nguyện tiếp thu đầy đủ, hoàn thiện và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới đây.

Diễn đàn Quốc hội

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.