Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Tự hào, vinh dự

Không còn bỡ ngỡ như lần đầu tiên tham gia Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em (2023), thay vào đó là niềm vinh dự, phấn khởi xen chút hồi hộp khi Lê Gia Vinh, học sinh lớp 8/5, Trường THCS Hùng Vương, Trảng Bom, Đồng Nai, được giữ trọng trách Chủ tịch Quốc hội trẻ em lần thứ II. Ý thức được tầm quan trọng của vị trí lần này, Vinh đã dành nhiều thời gian chuẩn bị, tìm hiểu kiến thức về Quốc hội, đặc biệt là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, rèn luyện phong thái, ngữ điệu sao cho “ra dáng” người đứng đầu, điều hành phiên họp.

202409281053435906_KhaiMac-14.jpg
Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai

“Khó nhất là khả năng nói, khả năng điều hành, cách chỉnh sửa ngữ điệu sao cho phù hợp, đúng chất một vị lãnh đạo thực thụ như em thường thấy ở các phiên họp Quốc hội. Em tìm hiểu, xem trên truyền hình, trên internet những phần phát biểu, điều hành của bác Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, cố gắng học ở bác cách nói từ tốn, chân thật, thân thiện; từ đó cố gắng thực hiện trọng trách của mình một cách tốt nhất”, Lê Gia Vinh chia sẻ.

Còn với Phan Bảo Ngọc, lớp 6GN, Trường THCS & THPT Newton, là đại biểu nhỏ tuổi nhất của Đoàn đại biểu Quốc hội trẻ em thành phố Hà Nội, đây là lần đầu tiên em tham gia Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em. Năm ngoái, khi thấy các đại biểu của Quốc hội trẻ em giả định lần thứ nhất, Ngọc đã có ước mơ một ngày được đặt chân vào Nhà Quốc hội, trong vai trò đại biểu Quốc hội trẻ em. “Em đã tìm hiểu rất nhiều thông tin về Quốc hội, về những quy định pháp luật liên quan đến trẻ em, về những vấn đề mà trẻ em đang gặp phải… để một ngày em sẽ có thể tự tin, sẵn sàng trở thành đại biểu Quốc hội trẻ em. Giờ đây, ước mơ đó đã trở thành sự thật. Em đến với Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II với niềm tự hào, vinh dự được cất lên tiếng nói của mình”.

IMG_20240928_223331.jpg
Đại biểu Quốc hội trẻ em thành phố Hà Nội Phan Bảo Ngọc phát biểu tại Phiên thảo luận Tổ chiều 28.9. Ảnh: Minh Quang

"May mắn, vinh dự" cũng là cảm xúc của Nguyễn Đoàn Phương Linh, lớp 8/4, Trường THCS Quang Trung, Ninh Thuận. Là một trong 3 đại biểu Quốc hội trẻ em tỉnh Ninh Thuận tham dự Phiên họp giả định năm nay, Phương Linh cho biết, ngoài tìm hiểu thông tin về Quốc hội, em đã tra cứu, thảo luận, tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè. Theo Phương Linh, trao đổi để tìm ra giải pháp là điều quan trọng nhất.

“Dành nhiều tâm sức, chuẩn bị hành trang thật tốt” là phương châm Nguyễn Trường Phúc, lớp 9H, Trường THCS Tân An, Bình Thuận, đặt ra trước Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2. “Qua mỗi lần tìm hiểu về Quốc hội giúp em trau dồi thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích. Đặc biệt, khi nắm được thông tin về hai chủ đề được lựa chọn trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, em đã dành nhiều thời gian tra cứu số liệu thực tế, đọc đi đọc lại các văn bản luật có liên quan”.

Đặt nhiều kỳ vọng

Tại chương trình thảo luận tổ chiều 28.9, nhiều đại biểu Quốc hội trẻ em bày tỏ sự quan tâm và kỳ vọng cao về hai vấn đề được đưa ra lần này. Theo đại biểu Quốc hội trẻ em tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thủy Tiên, phòng, chống bạo lực học đường, tạo môi trường an toàn cho trẻ em và phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường là những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa lớn đối với trẻ em trên cả nước nói chung, trẻ em Quảng Trị nói riêng. “Em mong muốn gia đình, nhà trường, xã hội sẽ lắng nghe tiếng nói của trẻ em, từ sự thấu hiểu trẻ em để chung tay đẩy lùi bạo lực học đường, thuốc lá và các chất kích thích…”.

IMG_20240928_223404.jpg
IMG_20240928_223302.jpg
Các đại biểu Quốc hội trẻ em thảo luận về vấn đề phòng, chống bạo lực học đường và tác hại của thuốc lá, chất kích thích tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: Minh Quang

Là đại biểu dân tộc thiểu số, Đinh Thị Huế (TP. Hồ Chí Minh), đại diện Quỹ học bổng Vừ A Dính, quan tâm đến tình trạng sử dụng thuốc lá và chất kích thích. Theo Huế, hành vi này rất khó phát hiện. “Em mong phiên họp Quốc hội trẻ em lần thứ II sẽ đưa ra được những giải pháp để ngăn chặn tác hại của thuốc lá và các chất kích thích, nhất là thuốc lá điện tử trong môi trường học đường, để trẻ em, nhất là trẻ em vùng sâu vùng xa có thêm hiểu biết, cách phòng, chống”.

Thông qua ý kiến của các đại biểu để đưa ra những biện pháp tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em được học tập, vui chơi và phát triển là điều đại biểu Quốc hội trẻ em Nguyễn Đoàn Phương Linh (Ninh Thuận) mong muốn. “Bạo lực học đường và sử dụng thuốc lá điện tử là hai vấn đề nhức nhối phải sớm đưa ra biện pháp để giúp trẻ em có môi trường học tập lành mạnh”. Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội trẻ em tỉnh Bạc Liêu Phạm Huỳnh Nam Phương cho biết: “Hai vấn đề này có lẽ bất kỳ học sinh nào cũng đã, đang và có thể gặp phải. Dưới góc nhìn của trẻ em, hy vọng có thể đưa ra những giải pháp mang góc nhìn trực tiếp, thực tiễn, góp phần làm giảm tình trạng này”.

A7406628.JPG
Các đại biểu Quốc hội trẻ em tham quan hầm Nhà Quốc hội

Đặt nhiều kỳ vọng vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội trẻ em năm nay, đại biểu Quốc hội trẻ em thành phố Hà Nội Nguyễn Quang Anh quan tâm đến chủ đề phòng, chống bạo lực học đường. “Việc xem xét bạo lực học đường từ nhiều góc độ như văn hóa, y tế, pháp luật và tâm lý, cách lật trở vấn đề, sẽ cho ra chính sách phù hợp”.

Quốc hội và Cử tri

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh tình trạng “nhờn” luật!

Đề nghị bổ sung trong báo cáo đầy đủ hơn về thông tin, về danh mục các bộ, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt để biểu dương và những đơn vị chưa tốt để nhắc nhở, nhất là những nơi ít tiếp công dân... Cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn
Chính sách và cuộc sống

Cơ chế phải thực tế và chi tiết hơn

Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Nghị định cần khuyến khích phát triển loại hình năng lượng này để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho người dân
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho người dân

Tại hội nghị TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra sáng 26.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện tại huyện Lạc Sơn mong muốn Quốc hội, Chính phủ các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu có chính sách đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập; xem xét tiêu chí về đánh giá hộ nghèo; quy định về mức ăn ca cho người lao động; quan tâm chế độ thai sản cho cán bộ nữ hoạt động không chuyên trách cấp xã...

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm "dấu chân carbon" bằng những tòa nhà xanh

Tại một sự kiện về phát triển bền vững diễn ra mới đây, ông Tan Boon Thor, Giám đốc khối bất động sản thương mại và quản lý thiết kế tại Frasers Property Vietnam cho biết, hiện nhiều khách hàng chỉ thuê những công trình có chứng nhận xanh. Với các khu công nghiệp, nhiều nhà đầu tư cũng kiểm tra kỹ càng xem công trình họ sắp thuê có thực sự xanh như giấy chứng nhận hay không.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật Nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Chính sách đặc thù, đủ mạnh nhưng phải liên thông với hệ thống pháp luật

Dự án Luật Nhà giáo được xây dựng trong bối cảnh đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với nhà giáo. Do đó, cho ý kiến tại Phiên họp sáng nay, 25.9, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự luật phải bảo đảm vừa có chính sách đặc thù, đủ mạnh, vừa có sự liên thông với các luật liên quan, qua đó giúp đội ngũ nhà giáo thuận lợi trong quá trình hoạt động.

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 tới, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, các quy định cần rõ ràng, cụ thể, nhất là trong công tác thẩm tra, giám sát để phát huy vai trò của HĐND cấp xã, phường hơn nữa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV

Nhằm góp phần vào xây dựng pháp luật của Quốc hội ngày càng chất lượng cao, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng
Chính sách và cuộc sống

Quản lý quảng cáo trên môi trường mạng

Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 37, sáng nay, 24.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật đó là bổ sung quy định về quảng cáo trên mạng. Việc lấp khoảng trống pháp lý này là rất cần thiết, kịp thời điều chỉnh những vấn đề đã và đang phát sinh trong thực tiễn về quảng cáo diễn ra khá sôi động trên môi trường mạng hiện nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.