Đề xuất học sinh bán trú dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.

Đối tượng áp dụng

Dự thảo nêu rõ về đối tượng trẻ em, học sinh, học viên áp dụng bao gồm: Trẻ em nhà trẻ bán trú học tại cơ sở giáo dục mầm non; Học sinh bán trú học tại cơ sở giáo dục phổ thông; Học viên bán trú học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; Học sinh dân tộc nội trú học tại trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh dự bị đại học học tại trường dự bị đại học.

Đề xuất học sinh bán trú dân tộc thiểu số được hỗ trợ tiền ăn 900.000 đồng/tháng -0
Ảnh minh họa/TTXVN

Đối tượng cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh được hưởng chính sách bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường hoặc điểm trường mầm non, lớp mầm non độc lập (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non) có tổ chức ăn cho trẻ em nhà trẻ bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức ăn, ở tập trung cho học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học.

Điều kiện được hưởng chính sách

Trẻ em nhà trẻ được hưởng chính sách trẻ em bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện: Trẻ em nhà trẻ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Trẻ em nhà trẻ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Học sinh được hưởng chính sách học sinh bán trú phải đảm bảo một trong các điều kiện sau: Học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại trường phổ thông thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, nhà ở xa trường từ 4 km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

Học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường trung học, nhà ở xa trường từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua biển, hồ, sông, suối; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá;

Học sinh dân tộc nội trú đang học tại trường phổ thông dân tộc nội trú, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú.

Học sinh dự bị đại học đang học tại trường dự bị đại học, hoặc đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học.

Mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên

Mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú: Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ. Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Đối với học sinh bán trú và học viên bán trú: Hỗ trợ tiền ăn, mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh, học viên phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường, hoặc do cần có sự hỗ trợ, chăm sóc  đặc biệt của người thân (sức khỏe yếu, khuyết tật, nhỏ tuổi) thì mỗi tháng được hỗ trợ là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng quy định các chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học.

Cụ thể, học bổng chính sách được quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Về khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh.

Về trang cấp đồ dùng cá nhân và học phẩm: Mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh.

Đồng thời, mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm gồm vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh; Mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học
Giáo dục

Hà Nội xây mới và đưa vào sử dụng nhiều trường học

Năm học 2024 - 2025, quy mô giáo dục của thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển, dẫn đầu cả nước, để giải quyết vấn đề thiếu trường lớp trong bối cảnh tốc độ tăng dân số cơ học nhanh. Năm học này, Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả cấp học.

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"
Giáo dục

GS.TS Trần Văn Nhung: "Để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và xã hội"

GS.TSKH Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là vấn đề lớn và khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện sống, học tập và làm việc còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi đã có chỉ thị của Bộ Chính trị, cả hệ thống chính trị sẽ cùng vào cuộc. Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ, ngành liên quan cũng sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.