ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh): Bổ sung trách nhiệm bảo vệ nguồn nước theo pháp luật chuyên ngành

Góp ý vào dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sáng nay, 26.10, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) đồng tình với báo cáo tiếp thu, giải trình và điều chỉnh trong dự thảo Luật. Đồng thời, đề nghị bổ sung trách nhiệm bảo vệ nguồn nước theo pháp luật chuyên ngành; quy định dòng chảy tối thiểu chỉ áp dụng đối với các dự án công trình hồ, đập được sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới...

Tham gia ý kiến thảo luận về hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 23, đại biểu Trần Đình Gia đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm cơ quan Nhà nước các cấp theo thẩm quyền xử lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức cá nhân trong hành lang bảo vệ nguồn nước theo pháp luật chuyên ngành, bảo đảm không vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 8 Luật này.

ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh): Bổ sung trách nhiệm bảo vệ nguồn nước theo pháp luật chuyên ngành -0
ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) phát biểu

Theo đại biểu, liên quan đến hành lang bảo vệ nguồn nước cần bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của pháp luật chuyên ngành… “Ví dụ, như: Các chủ sở hữu các đối tượng nằm trong diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ nguồn nước và có trước thời điểm thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước được bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Liên quan đến dòng chảy tối thiểu quy định tại Điều 24, đại biểu Trần Đình Gia đề nghị bổ sung quy định dòng chảy tối thiểu chỉ áp dụng đối với các dự án công trình hồ, đập được sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới… Đối với các hồ, đập đang khai thác sử dụng không có công trình để xả dòng chảy môi trường thì khi công trình được nâng cấp, sửa chữa phải bổ sung công trình để bảo đảm dòng chảy tối thiểu.

Đề cập đến quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa quy định tại khoản 8, Điều 38, đại biểu cũng đề nghị cân nhắc quy định giao UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa bậc thang trên sông, suối. Vì thực tế, điều kiện nhân lực, nguồn lực quản lý về tài nguyên nước tại địa phương hiện nay còn thiếu và yếu, chưa bảo đảm để thực hiện nội dung này… Đồng thời, để quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa bậc thang trên sông, suối phù hợp với điều kiện thực tế thì chủ công trình/đơn vị quản lý vận hành lập, cơ quan có thẩm quyển xem xét, phê duyệt.

Góp ý vào Điều 52 về kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, ĐBQH Trần Đình Gia cũng đề nghị làm rõ các khái niệm “quy mô vừa”, “quy mô nhỏ” để cơ quan, đơn vị có cơ sở tổ chức thực hiện…

Góc đại biểu

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm minh bạch cơ chế trong thực hiện

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều 5.11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị cần quy định cụ thể trong luật, hoặc giao cho Chính phủ, bộ, ngành chức năng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết việc cấp phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp mất quyền ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 50 về Quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, bảo đảm minh bạch cơ chế trong thực hiện.

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa-Vũng Tàu)
Ý kiến đại biểu

Nâng cao năng lực thực thi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được trao quyền

ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Trong năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết sách của Quốc hội, sự điều hành năng động, sáng tạo, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự kiến cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, thu ngân sách nhà nước ước tăng trên 10% - những con số vượt mong đợi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững
Quốc hội và Cử tri

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững

Sáng 29.10, góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế...

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế
Ý kiến đại biểu

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Thảo luận tại hội trường sáng 28.10 về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài.

ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh)
Diễn đàn Quốc hội

Quyết sách đúng đắn, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội

Với khối lượng công việc rất lớn, rất quan trọng sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ thảo luận, xem xét thực sự khách quan, toàn diện, trọng tâm, qua đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, có ý nghĩa như đòn bẩy, động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tin tưởng và chờ đợi những kết quả cụ thể từ việc thực hiện các “lời hứa” của bộ trưởng, trưởng ngành
Quốc hội và Cử tri

Tin tưởng và chờ đợi những kết quả cụ thể từ việc thực hiện các “lời hứa” của bộ trưởng, trưởng ngành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, các đại biểu Quốc hội khẳng định, dưới sự điều hành linh hoạt, bao quát của Chủ tọa, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, cởi mở, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, bày tỏ sự tin tưởng và mong chờ những kết quả cụ thể từ việc thực hiện các “lời hứa” của các Bộ trưởng, trưởng ngành.

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - điểm nhấn trong các luật vừa được Quốc hội thông qua
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - điểm nhấn trong các luật vừa được Quốc hội thông qua

Đánh giá về kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, nhiều ĐBQH khẳng định, các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua đều bảo đảm chất lượng, với tỷ lệ tán thành cao. Điểm nhấn đáng chú ý của các đạo luật này là đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định phân cấp, phân quyền trong tổ chức bộ máy, quản lý đô thị.

Cam kết mạnh mẽ bảo đảm chất lượng lập pháp
Diễn đàn Quốc hội

Cam kết mạnh mẽ bảo đảm chất lượng lập pháp

Trao đổi với báo Đại biểu Nhân dân về kết quả Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH ĐOÀN ĐBQH TỈNH LONG AN LÊ THỊ SONG AN cho rằng, đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Với tinh thần trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành hết các nội dung chương trình đề ra, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Quốc hội trong bảo đảm chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Hướng đến quyền lợi của người dân
Quốc hội và Cử tri

Hướng đến quyền lợi của người dân

"Với việc thông qua Luật Đất đai năm 2024 tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội biểu quyết thông qua, hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Khóa XV. Tinh thần xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật là hướng đến bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người sử dụng đất và đẩy mạnh cải cách thể chế", Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu khẳng định. 

Cần giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội
Ý kiến đại biểu

Cần giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, 29.5, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải cho biết: Việc tiếp cận đất đai và gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng trong triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trên và xem xét bố trí thêm nguồn lực từ ngân sách Nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ khắc phục những bất cập trong triển khai cơ chế, chính sách
Thời sự Quốc hội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ khắc phục những bất cập trong triển khai cơ chế, chính sách

Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phi Thường bày tỏ sự nhất trí cao khi nội dung dự thảo luật lần này đã được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, làm rõ khá đầy đủ các ý kiến thảo luận, tham gia tại Kỳ họp thứ Sáu.

Cần coi đóng tàu là ngành công nghiệp xương sống
Ý kiến đại biểu

Cần coi đóng tàu là ngành công nghiệp xương sống

Theo số liệu nghiên cứu, tiềm năng của ngành đóng tàu Việt Nam có thể tạo ra giá trị ước tính khoảng 200 tỷ USD/năm. Nhấn mạnh điều này tại phiên thảo luận ở hội trường chiều nay, 29.5 về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đề nghị: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần coi đây là ngành công nghiệp xương sống để tạo điều kiện cho nhiều ngành công nghiệp khác cùng phát triển.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn): Một đội máy bay hùng mạnh là sức mạnh của quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn): Một đội máy bay hùng mạnh là sức mạnh của quốc gia

Phát biểu tại hội trường Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, sáng 29.5, đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng: Một đội máy bay hùng mạnh là sức mạnh của quốc gia. Đại biểu kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hãng hàng không trong nước trước những hành vi không lành mạnh của các công ty nước ngoài cho thuê, mua máy bay.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan: Sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng
Ý kiến đại biểu

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan: Sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng

Phát triển các dự án tín chỉ carbon rừng là cơ hội lớn cho các đơn vị quản lý và bảo vệ rừng tại Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần sớm có hướng dẫn chi tiết về thị trường carbon rừng để các địa phương sớm tiếp cận và chuẩn bị các bước cần thiết cũng như sẵn sàng thực hiện được ngay khi thị trường carbon đi vào hoạt động.