Nhà nước cần định hướng, hỗ trợ để kinh tế tư nhân thực sự "cất cánh"

Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, ĐBQH HOÀNG VĂN CƯỜNG (HÀ NỘI) cho rằng, để kinh tế tư nhân thực sự phát huy được vai trò là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, rất cần sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian tới.

Khẳng định vị thế, vai trò của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

- Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới. Ông có suy nghĩ gì về quan điểm này?

- Bài viết của Tổng Bí thư thể hiện sự thay đổi rất mạnh mẽ trong quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Quay trở lại lịch sử, khoảng đầu những năm 1980, khi chúng ta tiến hành công cuộc “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” thì kinh tế tư nhân là đối tượng bị xóa bỏ, không được chấp nhận.

avatar
ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội)

Đến năm 1986, chúng ta đổi mới tư duy kinh tế, từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường thì khi đấy chúng ta mới thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân.

Điều đó có nghĩa là kinh tế tư nhân từ không được phép tồn tại sang cho phép được tồn tại. Tuy nhiên, lúc đó, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước, các thành phần kinh tế khác được đánh giá cao hơn, kinh tế tư nhân chỉ là một thành phần được phép tồn tại chứ chưa được có vị thế.

Khoảng chừng mười năm sau chúng ta mới nâng vị thế của kinh tế tư nhân thêm một bước nữa, đó là, coi mọi thành phần kinh tế đều được tồn tại bình đẳng với nhau.

Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới, kinh tế tư nhân chỉ giữ vai trò thứ yếu, nền kinh tế chủ yếu dựa vào khu vực nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài thì trong hai thập niên trở lại đây, nhất là khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09 năm 2011 và Trung ương ban hành Nghị quyết 10 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân, khu vực này đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Nhìn lại quá trình đó, chúng ta thấy rất rõ bước chuyển về mặt tư tưởng, quan điểm, nhận thức của Đảng đối với vai trò của kinh tế tư nhân. Bài viết của Tổng Bí thư về kinh tế tư nhân xác định rõ hơn và đúng vị thế của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta là “một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế” và “ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

- Mặc dù kinh tế tư nhân nước ta đóng góp ngày càng lớn song khu vực này hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản nên chưa thể bứt phá được. Theo ông, đâu là rào cản lớn nhất?

- Về mặt thể chế và luật pháp, chúng ta đã công nhận các ngành kinh tế đều bình đẳng và không có phân biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, khu vực kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với những rào cản lớn, bị kìm hãm sự phát triển. Hiện nay, vướng mắc lớn nhất kìm hãm kinh tế tư nhân phát huy vai trò, năng lực chính là nguồn lực của kinh tế nhân hiện còn rất yếu. 95% tổng số doanh nghiệp nước ta là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó, nguồn lực của kinh tế tư nhân vốn đã nhỏ lại còn phân tán ở rất nhiều đối tượng khác nhau và không có sự liên kết với nhau để tạo sức mạnh.

Kinh tế tư nhân của nước ta cũng chưa có sự định hướng chiến lược để phát triển dài hạn, chưa có tầm nhìn tương lai, một phần do năng lực của kinh tế tư nhân còn hạn chế, một phần nữa là do khu vực tư nhân chưa có sân chơi. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực, trong ngành nào thì nhà nước đã định hướng cho doanh nghiệp đó hướng phát triển, dành thị trường, dành sân chơi cho doanh nghiệp đó; còn kinh tế tư nhân thì anh buộc phải tự thân vận động, tự mày mò, xoay sở và nếu bị cạnh tranh thì mất thị trường ngay. Do vậy, nếu có thị trường, có sân chơi, có định hướng chiến lược phát triển dài hạn, kinh tế tư nhân mới yên tâm tập trung đầu tư nguồn lực để phát triển, thực sự phát huy vai trò là một động lực, đòn bẩy cho sự bứt phá về tăng trưởng trong thời gian tới.

Phải nhất quán chính sách để kinh tế tư nhân thực sự an tâm đầu tư, phát triển

- Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta thể hiện quyết tâm rất lớn và hành động quyết liệt trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh nhằm tạo thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân phát triển. Ông đánh giá thế nào về những bước tiến mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực này?

- Đúng là trong thời gian vừa qua đã có rất nhiều những thay đổi nhằm hoàn thiện thể chế, kiến tạo phát triển, trong đó có kiến tạo môi trường để kinh tế tư nhân phát triển. Chẳng hạn như, chúng ta thay đổi từ quan điểm không cho phép kinh tế tư nhân tồn tại đến chỗ được phép tồn tại, rồi đến bình đẳng với các thành phần kinh tế khác và đến chỗ có vị thế, vai trò, tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Bây giờ, quan điểm của chúng ta là kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng nhất. Đấy là sự thay đổi rất lớn về mặt quan điểm, nhận thức. Thậm chí, các doanh nghiệp nhà nước còn nói rằng họ ước mơ được như tư nhân bởi vì doanh nghiệp tư nhân được quyền làm tất cả mọi thứ mà pháp luật không cấm, còn doanh nghiệp nhà nước chỉ được làm những thứ mà nhà nước cho phép đầu tư, kinh doanh.

Môi trường đầu tư, kinh doanh của chúng ta đã có rất nhiều cải thiện so với trước đây và thu hút các đầu tư nước ngoài rất tốt, tạo môi trường cạnh tranh tốt. Trong nước cũng có nhiều tập đoàn tư nhân mạnh, có những tập đoàn tạo ra sản phẩm có thể thay thế, cạnh tranh rất tốt với những sản phẩm của nước ngoài. Nhiều khu vực của nước ta đã phát triển nhờ vào các tập đoàn tư nhân trong nước, tạo ra tiềm lực và thậm chí là có nhiều tập đoàn tư nhân vươn ra thế giới để đầu tư và cạnh tranh được với quốc tế. Điều đó chứng tỏ rằng Nhà nước đã có những tháo gỡ và thúc đẩy cho kinh tế tư nhân phát triển.

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, chúng ta cũng thấy rằng, vẫn cần có định hướng của Nhà nước, cần có bàn tay của Nhà nước, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để kinh tế tư nhân thực sự phát huy vai trò, thực sự trở thành đòn bẩy cho sự đột phá về tăng trưởng của đất nước.

- Cụ thể, kinh tế tư nhân cần những sự hỗ trợ nào của Nhà nước, theo ông?

- Như tôi đã nói ở trên, kinh tế tư nhân cần được dành thị trường để phát triển. Bản thân sản phẩm mà doanh nghiệp trong nước nói chung tạo ra, kể cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân, đã tạo ra, sản xuất ra thì chúng ta phải có thị trường cho những sản phẩm ấy được tiêu thụ. Doanh nghiệp có thị trường cam kết để tiêu thụ sản phẩm thì người ta mới có thể yên tâm đầu tư sản xuất và có khả năng cạnh tranh. Do vậy, cần phải có chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước nói chung đối với sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ ở trong nước và không bị các sản phẩm nhập khẩu cạnh tranh.

Ngay cả trong lĩnh vực mua sắm công, cần phải ưu tiên cho những hàng hóa, vật tư, phương tiện được sản xuất trong nước. Nhà nước phải đi đầu trong chuyện đó và phải tạo khuôn khổ để thúc đẩy người dân trong nước, những doanh nghiệp trong nước ưu tiên mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Cùng với đó, cần phải tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào nhiều hơn vào những chương trình đầu tư công của Chính phủ.

Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bởi đây chính là động lực mới để tạo ra được sự bứt phá trong tăng trưởng.

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với yếu tố rủi ro cao, do vậy, đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực rủi ro còn rất hạn chế do việc sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư đòi hỏi cần phải quản lý chặt chẽ, tuy nhiên khu vực tư nhân lại rất sẵn sàng. Khu vực tư nhân sẵn sàng chấp nhận “5 ăn, 5 thua”, thậm chí lĩnh vực nào càng rủi ro cao, lợi nhuận mang lại càng lớn nên khu vực tư nhân sẵn sàng chấp nhận sự mạo hiểm. Do đó, có nhiều dư địa cho kinh tế tư nhân tham gia và Nhà nước cần phải thúc đẩy, khuyến khích để kinh tế tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực mạo hiểm.

So với trước đây, bây giờ chúng ta đã “mở ra” rất nhiều lĩnh vực cho kinh tế tư nhân tham gia vào, chúng ta đã bỏ tư tưởng “không quản được thì cấm” và cho phép kinh tế tư nhân được tự do đầu tư, kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực mới, chưa từng có trước đây như tiền số, tiền ảo, công nghệ số, tài chính số…

- Cộng đồng doanh nghiệp đang rất hồ hởi và đặt nhiều kỳ vọng vào Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Cá nhân ông kỳ vọng gì vào Nghị quyết này?

- Những điều mà chúng ta hy vọng trong thời gian tới đây là những thay đổi mạnh mẽ không chỉ dừng lại ở tư duy, nhận thức mà cả trong hành động đối với kinh tế tư nhân. Bài viết của Tổng Bí thư về kinh tế tư nhân đã cho thấy tư duy mới, đề cao vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia và đưa ra những định hướng chính sách hỗ trợ để kinh tế tư nhân phát triển. Bài viết đề cập đến việc cần có các chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, bao gồm cả việc cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu rào cản kinh doanh.

Tôi hy vọng rằng, tới đây Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về kinh tế tư nhân sẽ giúp tạo ra sự chuyển biến thực chất từ quyết tâm sang hành động. Nhà nước phải có các hành động đó là đưa tay ra định hướng, dẫn dắt và nâng đỡ cho kinh tế tư nhân phát triển. Cần có sự định hướng của Nhà nước để kinh tế tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực nào, đầu tư cho nhóm doanh nghiệp nào, thậm chí có thể phải đặt ra mệnh lệnh hành chính cho các doanh nghiệp cụ thể để tránh tình trạng kinh tế tư nhân tự cạnh tranh với nhau.

Cần phải có những chính sách nhằm giúp tạo dựng được những doanh nghiệp tư nhân lớn, dựng lên những trụ cột lớn trong khu vực kinh tế tư nhân và những thứ khác sẽ xoay quanh những trụ cột đó, thay vì để tình trạng chia năm, xẻ bảy thị trường. Do đó, rất cần có bàn tay của Nhà nước trong việc hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, phải có cam kết thị trường và cũng phải nhất quán chính sách để kinh tế tư nhân thực sự an tâm, tin tưởng và đầu tư phát triển.

- Xin cảm ơn ông!

Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng tiếp xúc cử tri tại Quảng Trị

Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ) và phường 5 (thành phố Đông Hà).

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng phát biểu
Chính trị

Hướng tới xây dựng chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, phục vụ người dân tốt nhất

Mục tiêu của việc sáp nhập tỉnh, xã là mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn, hướng tới xây dựng một chính quyền địa phương hiện đại, tinh gọn, hiệu quả và phục vụ người dân tốt nhất. Cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các đề án về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trên tinh thần khoa học, hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm quy định của pháp luật, định hướng của Trung ương

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro
Chính trị

Dự liệu sớm để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro

Tại Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính sáng nay, 19.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý, cần dự liệu sớm để có các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, có những quy định để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính khi trung tâm tài chính quốc tế được thành lập và hoạt động. 

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước
Chính trị

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Sáng 19.4, tại điểm cầu trung tâm Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

* Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dự

Sáng 19.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã dự Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban Kinh tế và Tài chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất

Sáng 19.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra vận hành Nhà ga T3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; dự Lễ công bố và thực hiện nghi thức triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học phục vụ thủ tục lên tàu bay - Công trình quan trọng khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
Chính trị

Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Thực hiện Chỉ thị số 78/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9.5.1945 - 9.5.2025), 68 quân nhân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow của Nga.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay.