Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên và chiến khu Việt Bắc

Sáng 12.7, Hội thảo "Hiện trạng sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên và chiến khu Việt Bắc" diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên.

Hội thảo do Viện Kinh tế văn hóa phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Dự và chủ trì hội thảo, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải; TS. Trần Văn Túy, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Công tác Đại biểu. 

Cùng dự, còn có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực du lịch và đại diện 6 tỉnh thuộc vùng Chiến khu Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang và Tuyên Quang.

Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên và chiến khu Việt Bắc -1
Các ý kiến tham luận tại hội thảo sẽ được tổng hợp tạo thành diễn đàn của các nhà khoa học nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch trong tương lai

Hội thảo là hoạt động quan trọng nằm trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài Khoa học Công nghệ cấp Quốc gia “Liên kết phát triển du lịch Chiến khu Việt Bắc” được triển khai nhằm đưa ra những giải pháp, liên kết, phối hợp giữa các tỉnh để phát triển du lịch vùng Chiến khu Việt Bắc nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong đó, gắn phát triển du lịch với 3 mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, nông thôn mới, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo tồn các giá trị văn hoá nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch địa phương.

Trình bày báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Tiến sỹ Trần Văn Túy, thành viên thuộc Ban Chủ nhiệm Đề tài “Liên kết phát triển du lịch Chiến khu Việt Bắc” cho biết: Chiến khu Việt Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội. Trong phát triển du lịch, Chiến khu Việt Bắc có tiềm năng thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, hệ thống di tích văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, bản sắc văn hóa đa dạng… Đây là những giá trị tiềm năng du lịch độc đáo, đặc trưng của vùng Chiến khu Việt Bắc.

Trong những năm qua, du lịch 6 tỉnh vùng Chiến khu Việt Bắc đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng khá cao cùng với sự hình thành một số địa bàn du lịch trọng điểm. Tuy nhiên, phát triển du lịch khu vực này vẫn chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của mỗi địa phương, nên còn khá đơn điệu và trùng lặp, thiếu dịch vụ bổ sung. Đặc biệt, công tác liên kết hợp tác, xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế. Ngoài ra, cũng chưa có sự đầu tư tương xứng, chưa có những giải pháp hữu hiệu để hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn dẫn đến hạn chế trong kết nối giữa các địa phương trong vùng và với cả nước để phát triển du lịch.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi thảo luận một số vấn đề nội hàm về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, những kinh nghiệm trong nước và quốc tế về vấn đề này; hiện trạng phát triển du lịch tại các tỉnh vùng Chiến khu Việt Bắc; vị trí vai trò của du lịch trong tổng thể kinh tế xã hội ở địa phương; những chính sách và giải pháp cụ thể, phù hợp để thể chế hóa chủ trương và pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác, phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch…

Nêu quan điểm về xúc tiến, quảng bá, phát huy sản phẩm du lịch cộng đồng tại vùng Chiến khu Việt Bắc, đại biểu Nguyễn Thanh Bình, đến từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân cơ bản mà các điểm đến du lịch cộng đồng ít thành công đều gặp phải chính là sự thiếu hấp dẫn, thiếu ổn định về dịch vụ và hơn nữa là sự thiếu liên kết giữa thị trường khách với các điểm đến du lịch cộng đồng. Chính vì vậy, các điểm đến du lịch cộng đồng thường thụ động trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin của mình cho công chúng cũng như cho doanh nghiệp, điều này cho thấy ý thức về duy trì chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa điểm du lịch cộng đồng với các điểm du lịch khác còn hạn chế nên chưa hình thành được các cụm, tuyến du lịch đa dạng, hấp dẫn…

Tham luận cũng nhận định, phát triển du lịch cộng đồng hiện đang phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc đặc sắc, do vậy, muốn du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chất phác chân thực của văn hóa bản địa và đó chính là giá trị cốt lõi của du lịch cộng đồng.

Đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên và chiến khu Việt Bắc -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại Hội thảo

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Nguyên là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hội tụ nhiều di sản văn hóa, lịch sử có giá trị để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải cho biết, sau khi có Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/8/2018 về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.

Hiện, tỉnh đã và đang tập trung xây dựng 04 dòng sản phẩm du lịch, bao gồm: Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch cộng đồng, nông thôn; Du lịch thể thao, khám phá hang động mạo hiểm... từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại các tỉnh Việt Bắc trong đó có Thái Nguyên còn chậm, chưa phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên văn hóa, thiên nhiên đặc sắc.

Trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đang hướng đến mục tiêu phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện” theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18.5.2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để khai thác tiềm năng thế mạnh sản phẩm du lịch đặc thù các tỉnh Chiến khu Việt Bắc cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp ngành, các doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, phải có định hướng phát triển cụ thể về sản phẩm, thị trường du lịch, đầu tư, công tác bảo tồn tài nguyên môi trường… cho mỗi địa phương thuộc vùng.

Các ý kiến, tham luận sẽ được Ban tổ chức tổng hợp tạo thành diễn đàn của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch ở trung ương và địa phương về hiện trạng phát triển du lịch, về tiềm năng du lịch thế mạnh, về các sản phẩm du lịch đặc thù của các tỉnh vùng Chiến khu Việt Bắc. Đồng thời, đánh giá những khó khăn, vướng mắc cũng như lợi thế để đưa ra nhưng đóng góp, ý tưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch trong tương lai.

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.