Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Đã đến lúc cần sửa luật?

Trong phiên thảo luận trực tuyến hôm qua, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với việc ban hành nghị quyết của Quốc hội để miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhưng các đại biểu cũng yêu cầu Chính phủ phải sớm đề xuất sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, thay vì tiếp tục đề nghị ban hành nghị quyết để sửa đổi Luật.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bên cạnh những lý do được Chính phủ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đưa ra về sự cần thiết ban hành nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cũng chỉ rõ, chính sách này là một giải pháp có tác động rất lớn, quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người dân, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn, có cơ hội đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nhất là giúp thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) phát biểu Nguồn: quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) phát biểuNguồn: quochoi.vn

Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng được thực tiễn chứng minh là đã khuyến khích tập trung sử dụng đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thêm niềm tin của nhân dân với chủ trương đổi mới sáng tạo của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó, theo ĐB Nguyễn Ngọc Phương, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức và đây là một nguyên nhân cho thấy vì sao cần kéo dài thời gian thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Những ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội của chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được ĐB Nguyễn Ngọc Phương đưa ra có lẽ đã đủ để chứng minh cho sự cần thiết của việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội. Dẫu vậy, với tầm nhìn căn cơ và dài hạn hơn, các ĐBQH Mai Hồng Hải (Hải Phòng), Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu), Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên)… băn khoăn với việc tiếp tục ban hành một nghị quyết để sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993.

Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được áp dụng trong 27 năm nên nếu thêm lần này nữa thì Quốc hội đã có 6 lần ban hành nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp có lẽ là luật có hiệu lực thi hành lâu nhất mà chưa được sửa đổi, bổ sung, song cũng là ví dụ điển hình cho việc Quốc hội phải ban hành nhiều nghị quyết nhất để sửa luật. Chỉ ra thực tế này, ĐB Mai Hồng Hải nêu rõ, nội hàm của Luật Thuế sử dụng nông nghiệp năm 1993 không còn đáng bao nhiêu, vì đối tượng, phạm vi nộp thuế đã được sửa đổi, thu hẹp trong 6 nghị quyết của Quốc hội. Còn cách kê khai nộp, quản lý thu, thủ tục hồ sơ miễn giảm đã bị điều chỉnh bởi Luật Quản lý thuế; cách phân loại đất nông nghiệp trong luật không thống nhất với Luật Đất đai hiện hành. Phần còn lại có chăng chỉ là... cách tính thuế và đối tượng chịu thuế ít ỏi, số thuế thu theo Luật này cũng không đáng kể.

Một điều khác được ĐB Mai Hồng Hải quan tâm là cử tri phản ánh phải thực hiện thủ tục hành chính rất phiền hà để được miễn 50 nghìn đồng tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cử tri muốn nộp thuế luôn cũng không được. Trong khi đó, Đại biểu cũng nhận thấy, hồ sơ dự án Nghị quyết này được chuẩn bị công phu, chi tiết, nếu được đưa vào kế hoạch sửa đổi Luật thì hoàn toàn đủ điều kiện để xây dựng dự án Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp (sửa đổi). Do vậy, tuy khẳng định cần ban hành nghị quyết của Quốc hội để tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1.1.2021, ngay sau khi kết thúc thời gian thực hiện Nghị quyết 28/2016/QH14, song nhiều đại biểu đề nghị, Chính phủ sớm triển khai thực hiện sửa đổi Luật hiện hành.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp đang mất ý nghĩa?

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu hiện nay, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng thấy sự hợp lý nhất định của việc kéo dài thời gian áp dụng miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31.12.2025. Nhưng ĐB Hoàng Văn Cường cũng băn khoăn với việc duy trì chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp một thời gian dài, vì dường như đã làm mất ý nghĩa của loại thuế này. Trong khi đó, thuế sử dụng đất nông nghiệp có ba chức năng cơ bản gồm: Chức năng điều tiết hành vi sử dụng đất vì có thuế, người sử dụng hiệu quả mới giữ đất, còn người sử dụng không hiệu quả sẽ bỏ đất ra; chức năng phân phối lại thông qua việc buộc những người sử dụng đất đai nhiều để tạo ra nguồn lực sẽ đóng một phần thu nhập đó phân phối cho những người còn lại; chức năng đóng góp cho ngân sách.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tổng số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm trong giai đoạn từ năm 2017 - 2020 cũng chưa đến 10 nghìn tỷ đồng, nên không ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Phần kinh phí này cũng không thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp, cũng như hỗ trợ đời sống nông dân, vì nếu chia đều cho khoảng 11 nghìn hộ nông dân thì mỗi hộ chỉ được miễn chưa đến một triệu đồng/năm. Chỉ ra tác dụng không quá nhiều của việc miễn thu loại thuế này, ĐB Hoàng Văn Cường cho rằng, việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp còn tạo ra tình trạng bình quân hóa, tức là chức năng phân phối lại từ người sử dụng đất nhiều cho người sử dụng ít không được thực hiện. Và điều này cũng dẫn đến không thực hiện được chức năng điều tiết hành vi sử dụng đất nông nghiệp, vì không phải nộp thuế nên người sử dụng đất dù không sử dụng cũng... cứ nhận, nhận càng nhiều càng tốt. Đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy việc bỏ hoang đất.

ĐB Hoàng Văn Cường cũng chỉ ra tình trạng bỏ hoang đất có nhiều nguyên nhân, nhưng do không phải nộp thuế nên dù đã chuyển khỏi khu vực nông nghiệp hay không đủ sức khỏe canh tác nông nghiệp thì nhiều cá nhân vẫn để đất được giao ở đấy. Trong khi đó, những người có nhu cầu sử dụng đất lại không có đất để triển khai canh tác theo quy mô lớn. Do vậy, không chỉ gây lãng phí đất nông nghiệp, mà theo ĐB Hoàng Văn Cường, việc thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp còn cản trở tích tụ đất đai để thực hiện xu hướng sản xuất nông nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được khuyến khích phát triển hiện nay.

Nếu kéo dài thực hiện chính sách này dường như không hoàn toàn đúng tinh thần Kết luận 54 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chia sẻ lo ngại này, ĐB Hoàng Văn Cường đề nghị, do chính sách đã thực hiện hơn 20 năm nên nay cần triển khai thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Phần thuế thu được này sẽ dành để chi trả cho những người dân không sử dụng đất nữa như chính sách an sinh xã hội hay chính sách hỗ trợ tạo việc làm, qua đó khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.