Công cụ quan trọng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Để triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long, công cụ quan trọng là thúc đẩy Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm (FIHV), liên kết sức mạnh đổi mới trong nước và quốc tế.

Hướng đến chuỗi giá trị thông minh

Phát biểu tại Tọa đàm "Đối tác công tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo, triển khai Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp" ngày 30.1, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Chính phủ xác định là lợi thế quốc gia, trụ đỡ nền kinh tế. Trong đó, sản xuất lúa gạo là trọng điểm, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. 

Tuy nhiên, với yêu cầu thị trường ngày càng cao, quy định các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt, chất lượng gạo được nâng cao phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường, sản xuất giảm phát thải, nâng cao thu nhập của người nông dân. Tại COP 26, Thủ tướng đã cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, có thể thấy lúa gạo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, yêu cầu phải chuyển mình. 

Công cụ quan trọng thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì Tọa đàm 

Trong bối cảnh đó, Đề án đã được phê duyệt và để triển khai cần huy động nguồn lực, tiến bộ kỹ thuật và công cụ quan trọng là Mạng lưới đổi mới sáng tạo - với mục tiêu liên kết sức mạnh đổi mới trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy công nghệ số, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh. Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm (FIHV) sẽ mở rộng quy mô, đẩy nhanh việc chuyển đổi nông nghiệp để đưa Việt Nam thành một trong những cường quốc nông sản. Ngành hàng lúa gạo là ví dụ điển hình khi triển khai mạng lưới này. 

Chuyên gia của Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard)Nguyễn Anh Phong cho biết, việc thành lập mạng lưới FIHV sẽ hỗ trợ tích cực cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của ngành lúa gạo bằng cách huy động chuyên gia và nhà khoa học trong nước và quốc tế liên kết với các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong chuỗi giá trị lúa gạo. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ chế biến sâu lúa gạo, từng bước tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cùng với đó là ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo để sản xuất lúa gạo giảm phát thải, tận dụng phụ phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cải thiện thu nhập của nông dân, tăng khả năng tiếp cận các giải pháp công nghệ nhằm tăng sản lượng, hiệu quả, chất lượng và giá trị lúa gạo. 

Trong sơ đồ phát triển, năm 2024 FIHV sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức, năm 2025 tập trung vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; năm 2026 sẽ mở rộng ra các đối tượng mới như cà phê, rau quả. Đến năm 2027 sẽ xây dựng được các mạng lưới FIHV cấp vùng và 2028 sẽ kết nối với các mạng lưới hiện có trên toàn cầu, như tại châu Âu, Kenya, Ấn Độ, kết nối với mạng lưới của WEF (FAA, First Movers...).

Doanh nghiệp chuyển từ cam kết sang hành động

Chia sẻ sáng kiến đổi mới nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi ngành hàng lúa gạo bền vững, bà Cherie Tan, Giám đốc Quan hệ công chúng, Khoa học và Phát triển bền vững Tập đoàn Bayer cho biết, Bayer đang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai mô hình “Nông nghiệp bền vững - Hướng đến tương lai” (ForwardFarm). Với vai trò đồng chủ tịch nhóm đối tác công tư (PPP) trong sản xuất lúa gạo, Bayer nỗ lực hỗ trợ nông dân tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, tiếp cận thị trường. Năm 2023, chương trình ForwardFarm đã tập huấn cho 50 cán bộ khuyến nông và 2.000 nhà nông tại đồng bằng sông Cửu Long về thực hành canh tác bền vững. Bên cạnh đó, thông qua dự án ForwardFarm, Bayer cũng đưa ra các giải pháp về công nghệ số, hỗ trợ nông dân tham gia chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo.

“Thời gian tới, doanh nghiệp tư nhân sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định địa bàn cụ thể ưu tiên triển khai đổi mới. Khi nói về sản xuất lúa gạo phát thải thấp cần phải xác định tiêu chí rõ ràng để khu vực tư nhân có thể nắm. Bên cạnh đó, có 3 yếu tố quan trọng cần quan tâm là công nghệ, thị trường và chính sách để có được những thay đổi hiệu quả đối với các nông hộ nhỏ trong chuyển đổi ngành hàng lúa gạo”, bà Cherie Tan nhấn mạnh.  

Trong Mạng lưới đối tác nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Tổ chức Tăng trưởng châu Á (Grow Asia) cũng có nhiều đóng góp về hỗ trợ tài chính, nguồn lực cũng như kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế tham gia. Với những tiến bộ công nghệ để chế biến đa dạng hóa sản phẩm, chế biến phụ phẩm, cải thiện khả năng phục hồi môi trường và chuỗi cung ứng nông sản thông minh thích ứng biến đổi khí hậu là một số trọng tâm sắp tới. Grow Asia sẽ tiếp tục đàm thảo với các bên liên quan nhằm triển khai hiệu quả Đề án 1 triệu ha và chuyển mạnh cam kết thành hành động thực tế. 

Nhất trí cao với việc chuyển từ cam kết sang hành động, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho rằng, các hành động này cần mạnh mẽ, cụ thể, sát với thực tế để đem lại hiệu quả tốt hơn. Lộc Trời sẽ đem tất cả những gì đã làm và đang làm về canh tác giảm phát thải để đóng góp vào sự thành công của Đề án, vì mục tiêu xuyên suốt là "Cùng nông dân phát triển bền vững”. 

Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Tốc độ tăng/giảm các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ chỉ số CPI tháng 10.2024 so với tháng trước
Thị trường

CPI tháng 10 tăng 2,89%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm tăng vì ảnh hưởng bởi mưa bão và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới.

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”
Thị trường

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Nắm bắt xu hướng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe của nhiều độ tuổi, trong đó có cả giới trẻ, Tập đoàn TH - đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, đã tiên phong nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe, trong đó có Nước uống Sữa trái cây Mãng cầu tự nhiên TH true JUICE milk.

Ảnh minh họa
Thị trường

Gỡ nút thắt xuất khẩu chè giá rẻ

Ngành chè với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từng được ví như “vàng xanh” của đất nước, song giá chè xuất khẩu vẫn còn thấp. Theo đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, phải tạo được liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng mới nâng cao giá bán lên được. Nếu cứ "dìm nhau", phân tán, phân chia thị trường thì khó thoát khỏi bẫy giá rẻ của thế giới.

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước
Thị trường

Đa dạng các chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng trong nước

Thị trường tiêu dùng nội địa đóng vai trò quan trọng và là một trong 3 trụ cột của nền kinh tế Việt Nam, vì vậy bên cạnh những chính sách an sinh xã hội, việc làm, giảm lãi suất ngân hàng, các chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi sẽ tăng thêm niềm tin của người tiêu dùng, thúc đẩy chi tiêu.

Vùng trồng chè hữu cơ tại Thái Nguyên
Thị trường

Chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để nông dân bớt nghèo

Sáng nay (ngày 4.11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2025. TS. NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA, chuyên gia nông nghiệp, cho rằng, các đại biểu cần trao đổi và tìm giải pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển tư duy sang kinh tế nông nghiệp để giúp nông dân bớt nghèo, nhất là nông dân trồng lúa.

Gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu phải đối diện với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Thị trường

Doanh nghiệp cần sẵn sàng cho vụ kiện phòng vệ thương mại

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp có thể bị kiện phòng vệ thương mại bất kỳ lúc nào. Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác để chủ động nắm thông tin từ sớm, từ xa; chuẩn bị nguồn lực phù hợp để xử lý khi vụ việc xảy ra, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Hưng khuyến nghị.

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Thị trường

Yadea thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, Yadea - thương hiệu đứng số 1 toàn cầu về doanh số bán hàng trong 7 năm liên tiếp đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Với hệ thống nhà máy hiện đại tại Bắc Giang và cam kết hợp tác với các nhà cung ứng nội địa, Yadea đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam
Xã hội

Kỳ vọng quyết sách “đúng – trúng” đối với ngành phân bón Việt Nam

Khi mặt hàng phân bón được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế VAT đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư…Do đó, theo các chuyên gia, nếu chuyển đổi chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón từ diện miễn thuế, sang áp dụng thuế suất sẽ có lợi cho cả 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân. 

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xây dựng thương hiệu giúp ngành thủy sản tận dụng hiệu quả các FTA

Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản đến hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường "tỷ đô" và đây đều là những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước ta. Để tận dụng tốt hơn nữa các FTA, ngành thủy sản và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu.

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà
Kinh tế

Đảm bảo chất lượng hàng Việt Nam: Nâng cao sức cạnh tranh tại sân nhà

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Đây được xem là thách thức rất lớn đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập chung.