Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc dự kiến đạt 250 triệu USD

- Thời gian qua, ngành dừa phát triển ra sao, thưa ông?

t1.jpg

- Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam hiện có khoảng 200.000ha dừa, được trồng ở 15 tỉnh, thành phố, với sản lượng ước đạt 2 triệu tấn/năm. Khoảng một phần ba diện tích trồng dừa của nước ta đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ và châu Âu, chủ yếu tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long (Trà Vinh, Bến Tre). Hiện, trái dừa tươi đã xuất khẩu sang 15 thị trường trên thế giới với sản lượng 30.000 tấn. Cả nước có trên 600 doanh nghiệp sản xuất dừa và liên quan đến dừa. Điều này tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu loại quả này.

Đặc biệt, đầu quý III.2023, ngành dừa có "đòn bẩy" là Nghị định thư của Trung Quốc cho phép nhập khẩu chính thức vào nước này. Cuối năm 2023, chúng ta lại có thư của Hải quan Mỹ cho phép nhập khẩu dừa tươi vào thị trường Mỹ. Điều này đã có tác động rất lớn, tạo hiệu ứng hình ảnh rất lớn cho trái dừa Việt Nam. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dừa đã đạt hơn 1 tỷ USD.

Tính đến thời điểm này, trái dừa tươi được xếp vị trí thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trái cây, sau sầu riêng, thanh long, chuối, xoài, mít. Ước tính trong 10 tháng năm 2024, riêng kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đã đạt hơn 120 triệu USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh khi các doanh nghiệp liên tục ký được các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

- Việc doanh nghiệp liên tục có đơn hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào?

- Vừa qua, tại Lễ hội trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, trái dừa đã gây hiệu ứng tốt; các doanh nghiệp ngành dừa được chào đón rất nhiệt tình và đều có đơn hàng xuất khẩu. Thấp nhất là ký được 10 container; trung bình là 40 - 50 container và cao nhất là 1.500 container.

Cũng trong tháng 10.2024, những container dừa tươi đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là những lô dừa tươi đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân qua các cửa khẩu biên giới đường bộ phía Bắc.

vnapotalbentretaptrunghotronongdanthuhoachduatrongmuadich5629992-16945701345051185488776-18897351457042427361348.jpg
Nguồn: ITN

Điều này cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường dừa Việt Nam tại Trung Quốc; việc mở cửa được thị trường này là tín hiệu rất tốt không chỉ cho ngành dừa mà còn giúp người dân tăng thu nhập. Hiện, Hiệp hội, các Bộ ngành, doanh nghiệp xuất khẩu dừa cũng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu, xúc tiến thương mại, cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Hết năm 2024 dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa bao nhiêu, thưa ông?

- Cả năm 2024 dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD (tăng 15 - 20% so với năm 2023) nếu quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ.

Trong đó, xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc dự kiến đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đối với các sản phẩm chế biến sâu đang trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh để điều chỉnh giá bán sản phẩm chính thức trên thị trường quốc tế nên cũng kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu của các loại sản phẩm này. Quý I.2025 dự báo kim ngạch cũng sẽ tăng cao.

Tạo thương hiệu vững mạnh hơn

- Tuy nhiên ngành dừa vẫn còn nhiều nỗi lo, thưa ông?

- Đúng như vậy! Đầu tiên, ngành sản xuất dừa trong nước vẫn đối mặt thách thức khi giá của Thái Lan thấp hơn. Ngành cũng thiếu sự liên kết, đồng bộ. Các nguồn giống không kiểm soát, tự lai tạo nên gây trở ngại cho việc hình thành vùng nguyên liệu.

Quy hoạch vùng trồng dừa tươi cũng chưa ổn định. Công nghệ chế biến dừa tươi uống nước của doanh nghiệp Việt còn mang tính "bán thủ công", thành ra sản phẩm tương đối ít. Ví dụ máy gọt một lần chỉ được 1 - 2 trái, khiến tốc độ đáp ứng cho các container hàng chưa cao. Điều này cũng giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.

Bên cạnh đó, các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc ngày càng siết chặt các tiêu chuẩn về thực vật, an toàn thực phẩm cũng như xuất xứ, bao bì, mẫu mã, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên, cái khó nhất của sản phẩm và doanh nghiệp dừa Việt Nam là so với nhiều nước cùng xuất khẩu mặt hàng này chúng ta vẫn bị thua về cách định vị thương hiệu, mã quy hoạch vùng trồng, vùng nguyên liệu chưa bài bản. Tư duy còn mang tính thời vụ, không mang tính lâu dài.

- Để khai thác hiệu quả cơ hội từ các thị trường xuất khẩu, bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành dừa, theo ông thời gian tới cần lưu ý những vấn đề gì?

- Thời gian tới, Hiệp hội sẽ tập trung kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt chuẩn; đẩy mạnh vùng liên kết, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ thương hiệu cho ngành dừa.

Để duy trì chất lượng, lòng tin của người tiêu dùng Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trên thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng quy trình chọn lựa, đóng gói và bảo quản sản phẩm. Hàng hóa phải bảo đảm chất lượng, giá cạnh tranh và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kiểm dịch của nước nhập khẩu.

Doanh nghiệp, nhà vườn cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng quy trình sản xuất, liên kết chặt chẽ, bảo đảm nguồn cung ổn định và chất lượng phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thay đổi chất lượng để đồng bộ. Ngoài ra, phải tìm hiểu kỹ thị trường, nâng cao giá trị trái dừa Việt Nam.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh quy hoạch lại vùng nguyên liệu, mở rộng diện tích dừa được cấp phép xuất khẩu. Các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Điều quan trọng nhất là có kế hoạch bài bản, thận trọng nhằm tạo thương hiệu vững mạnh hơn cho ngành dừa; đồng thời, có chính sách hỗ trợ về vốn, máy móc thiết bị hiện đại, chính sách vùng trồng bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

Thị trường

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?
Thị trường

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?

Tại Việt Nam, đế chế của Sea đã vươn tới bằng cách hình thành pháp nhân Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (Hòa Bình) vào ngày 10.5.2011 sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam. Danh sách cổ đông sáng lập của Garena gồm: Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà.

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024
Thị trường

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim và Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware và Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ 5 – 7.12 tại Trung tâm Triển lãm SECC, TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện cuối năm kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á
Thị trường

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á

Theo dữ liệu của BloombergNEF cho thấy năm 2023, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á trong ngành xe điện hai bánh, chiếm đến 80% doanh số khu vực với 304.000 xe được tiêu thụ trong năm 2023. Tỷ lệ thâm nhập xe điện đạt 11% - mức cao nhất khu vực, trong khi trung bình Đông Nam Á chỉ đạt 3%. Dự báo đến năm 2040, 95% xe hai bánh tại Việt Nam sẽ là xe điện, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đã và đang hiện diện tại thị trường này.

Triển lãm quốc tế về linh kiện điện tử và sản xuất thông minh
Thị trường

Triển lãm quốc tế về linh kiện điện tử và sản xuất thông minh

Triển lãm quốc tế Linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam 2024 (GEIMS Việt Nam 2024) được tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Hà Nội. Sự kiện này do Global Sources tổ chức và là một trong những triển lãm lớn nhất trong lĩnh vực linh kiện điện tử và sản xuất thông minh tại Việt Nam; thu hút sự tham gia của hơn 100 nhà cung cấp hàng đầu đến từ nhiều quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Toàn cảnh Hội thảo
Thị trường

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu phức tạp hơn trong thời đại số

Sự phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến, điển hình là trí  tuệ nhân tạo (AI), dẫn tới thay đổi nhanh chóng về cách thức hoạt động thương mại. Điều này khiến doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức trong việc xác lập quyền nhãn hiệu, nâng cao giá trị nhãn hiệu cũng như bảo vệ nhãn hiệu.

Vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển
Thị trường

Vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển

Theo các chuyên gia, để các sản phẩm công nghiệp nói chung, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có thể tiếp cận tốt hơn với những thị trường khó tính, rất cần những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi. Sự vào cuộc quyết liệt từ Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành là điều vô cùng cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp vượt rào cản và tận dụng cơ hội phát triển.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD
Thị trường

Nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tháng 10.2024, cả nước chi 2,42 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày, tăng 3,2% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 22,82 tỷ USD, tăng mạnh 44,2% (tương ứng tăng 6,99 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.