TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII: Xây dựng “cứ điểm nông - công nghiệp” để nâng cao giá trị nông sản

TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII:

Xây dựng “cứ điểm nông - công nghiệp” để nâng cao giá trị nông sản

Trước hết, chúng ta thấy Đảng, Nhà nước đã có những giải pháp chính sách tương xứng với vị trí, vai trò của ĐBSCL.

Trong đó, Quyết định 287/QĐ-TT của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khẳng định: Phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới; và đặc biệt là vai trò trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, ĐBSCL dựa trên 3 trụ cột là lúa gạo, thủy sản, trái cây. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng với thay đổi về điều kiện tự nhiên quy hoạch theo 3 tiểu vùng sinh thái: vùng sinh thái ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng; vùng sinh thái mặn - lợ ở ven biển; vùng chuyển tiếp ngọt - lợ ở giữa đồng bằng.

dbnd_bl_ht15.jpg
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Hội thảo hôm nay bàn về tín dụng nhưng tôi muốn nhìn tổng thể các thách thức của ĐBSCL hiện nay. Thứ nhất, thách thức của vùng là về hạ tầng giao thông kết nối đường bộ, đường thủy, đường biển, đặc biệt là chi phí logistics rất cao . Tiếp đến là rủi ro về biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai và rủi ro về giá cả, thị trường, tỷ giá. Ngoài ra còn khó khăn trong tiếp cận tín dụng, nhân lực và đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp…

f1.jpg
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp phải trên nền tảng công nghiệp chế biến, xây dựng liên kết chuỗi giá trị chứ không phải chỉ có nông sản – thì đây cũng là một thách thức của ĐBSCL. Tôi đang đề xuất Cần Thơ, nên phát triển nông trường Sông Hậu và Cờ Đỏ thành “cứ điểm công - nông nghiệp”, bắt đầu bằng công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp.

Đặc biệt, ở các nước, nông nghiệp nông thôn không dựa thuần túy vào ngân hàng thương mại mà có định chế tín dụng vi mô, hợp tác xã chia sẻ. Nhưng ở Việt Nam, tín dụng hiện đều trông chờ vào ngân hàng thương mại - đây là bài toán chúng ta phải tính về lâu dài và tổng thể.

Trước mắt, để thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực ĐBSCL, cần xác định không chỉ các mặt hàng lúa gạo, thủy sản, trái cây là đối tượng của tín dụng mà phải bao gồm cả khâu thu hoạch, thu mua, lưu trữ, bảo quản, chế biến và bao trùm tới cả hộ sản xuất chứ không dừng lại ở doanh nghiệp, hợp tác xã.

Chúng ta cũng cần bàn thêm về việc xây dựng một chương trình quốc gia bao gồm miễn giảm lãi suất, kéo dài thời hạn trả nợ. Đồng thời, xây dựng định chế bảo hiểm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng thông tin cảnh báo rủi ro; khuyến khích, hỗ trợ tư nhân đầu tư hạ tầng kho bãi, bảo quản nông sản theo hình thức hợp tác công – tư (PPP).

ht30.jpg
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
h1.jpg
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Khóa IX, XII, XIII phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng với đó, phát triển các “cứ điểm công - nông nghiệp” theo quy mô vùng, như mô hình Thái Lan đã rất thành công, nhằm nâng cao giá trị nông sản; phải bắt đầu từ chế biến để tính toán vùng nguyên liệu và hệ thống logistics đi theo.

Có lẽ vấn đề của ta không phải là bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp, nông dân tiếp cận được vốn mà là về tổ chức sản xuất cho phù hợp, như tôi đã nhiều lần phát biểu ở Quốc hội.

Thời gian qua, NHNN và hệ thống các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực thúc đẩy tín dụng cho ĐBSCL nhưng nhiều vấn đề còn đang ở phía trước. Tới đây, NHNN cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng, ví dụ tín dụng vi mô, để phát triển bền vững tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn.

Thị trường

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?
Thị trường

Doanh thu Garena “bốc hơi” 1.600 tỷ đồng sau 1 năm, người chơi không 'móc ví' mua đồ ảo hay 'ông lớn' phát hành game online đã qua thời đỉnh cao?

Tại Việt Nam, đế chế của Sea đã vươn tới bằng cách hình thành pháp nhân Công ty cổ phần Tin học Hòa Bình (Hòa Bình) vào ngày 10.5.2011 sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Giải trí và Thể thao Điện tử Việt Nam. Danh sách cổ đông sáng lập của Garena gồm: Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà.

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024
Thị trường

Kỳ vọng về cơ hội vàng với chuỗi sự kiện cuối năm 2024

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim và Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware và Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ 5 – 7.12 tại Trung tâm Triển lãm SECC, TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi sự kiện cuối năm kỳ vọng sẽ có thêm cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á
Thị trường

Thị trường xe điện Việt Nam: Tâm điểm của Đông Nam Á

Theo dữ liệu của BloombergNEF cho thấy năm 2023, Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á trong ngành xe điện hai bánh, chiếm đến 80% doanh số khu vực với 304.000 xe được tiêu thụ trong năm 2023. Tỷ lệ thâm nhập xe điện đạt 11% - mức cao nhất khu vực, trong khi trung bình Đông Nam Á chỉ đạt 3%. Dự báo đến năm 2040, 95% xe hai bánh tại Việt Nam sẽ là xe điện, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đã và đang hiện diện tại thị trường này.