Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, hệ thống tín dụng ngân hàng hiện đóng vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn (NN-NT) nói riêng, chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn. Đến hết tháng 6.2024, dư nợ tín dụng NN-NT đạt 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ nền kinh tế. Tuy nhiên, dù tỷ trọng này cao hơn mức đóng góp 12% của ngành nông nghiệp vào GDP, các nguồn vốn khác như vốn FDI, ODA, và thị trường vốn vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn.

ht16.jpg
TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Đáng chú ý, vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 3,8 tỷ USD, chiếm 0,7% tổng FDI vào Việt Nam, và nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2020-2024 chỉ đạt 11 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng đầu tư vào NN-NT so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 5,1% (2011) xuống còn 4,2% (2023).

Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khu vực chủ lực về sản xuất nông nghiệp của cả nước, dư nợ tín dụng vùng đến tháng 9.2024 đạt 1,18 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ NN-NT chiếm 54%. Dù tín dụng ngành lúa gạo tại ĐBSCL tăng 18% so với cuối năm 2023, mức tăng trưởng đầu tư vào nông nghiệp vẫn thấp hơn so với nhiều ngành khác.

dbnd_br_ht11.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Tiến sĩ Cấn Văn Lực chỉ ra nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách tín dụng nông nghiệp. Một số doanh nghiệp nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn do thiếu tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh kém khả thi và hạn chế về quản trị. Tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phát triển NN-NT.

Liên kết giữa các thành phần sản xuất trong chuỗi giá trị nông nghiệp còn lỏng lẻo, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn vay. Bảo hiểm nông nghiệp, dù đã có chính sách, nhưng triển khai còn chậm, chưa được nhân rộng.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đề xuất một loạt giải pháp, bao gồm:

Đối với Chính phủ và bộ, ngành: Hoàn thiện hệ thống thông tin dự báo về thị trường nông sản, giá cả để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp định hướng sản xuất hiệu quả; đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và tận dụng các FTA thế hệ mới; triển khai hiệu quả các chính sách bảo hiểm nông nghiệp, đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm tài sản bảo đảm vay vốn; tăng cường vốn đầu tư công cho nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại hóa nông thôn.

dbnd_bl_ht19.jpg
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với lĩnh vực tài chính - tiền tệ: Hỗ trợ các tổ chức tín dụng với nguồn vốn tái cấp ưu đãi, lãi suất thấp; phát triển sản phẩm tín dụng đặc thù, như tài trợ chuỗi cung ứng, tín dụng cho nông nghiệp xanh và nông nghiệp sạch; sớm thành lập thị trường tín chỉ carbon để gia tăng nguồn lực tài chính từ lĩnh vực này.

Đối với doanh nghiệp và nông dân: Chủ động xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng quản lý và lập phương án kinh doanh khả thi; đẩy mạnh đào tạo kỹ năng sản xuất và quản trị cho lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp.

Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
Thị trường

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến, đồng thời cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định để bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng
Thị trường

Khai trương phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng

Ngày 11.11, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp dành cho khách hàng Hội viên Dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên. PVcomBank Premier Lounge sẽ phục vụ khách hàng từ 07h đến 20h tất cả các ngày trong tuần.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Tốc độ tăng/giảm các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong rổ chỉ số CPI tháng 10.2024 so với tháng trước
Thị trường

CPI tháng 10 tăng 2,89%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,33% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước do giá lương thực, thực phẩm tăng vì ảnh hưởng bởi mưa bão và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới.

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”
Thị trường

TH chinh phục giới trẻ với nước uống Mãng cầu sữa “hot trend”

Nắm bắt xu hướng lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe của nhiều độ tuổi, trong đó có cả giới trẻ, Tập đoàn TH - đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, đã tiên phong nghiên cứu và phát triển nhiều dòng sản phẩm sữa tươi sạch và đồ uống tốt cho sức khỏe, trong đó có Nước uống Sữa trái cây Mãng cầu tự nhiên TH true JUICE milk.