Còn nhiều câu hỏi về thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng nay, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mặc dù chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá là đem lại nhiều tác động tích cực, song, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho thấy còn nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách này.

Góp phần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân

Để lý giải thuyết phục hơn cho đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm nữa, tại Tờ trình mới nhất của Chính phủ đã nêu rõ, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhiều trường hợp được Nhà nước giao đất và thuộc đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trên diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; người sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Ngoài ra, tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Song, những đối tượng này chỉ được tiếp tục sử dụng đất đến hết thời hạn được giao đất có thu tiền sử dụng đất, sau đó phải chuyển sang thuê đất và khi đó sẽ không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và quy định của pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ có các trường hợp được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, chủ yếu là hộ nông dân (bao gồm cả trường hợp thuộc đối tượng thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhưng chưa chuyển sang thuê đất), và trường hợp đang sử dụng đất được giao trong thời hạn đã nộp tiền sử dụng đất là phải nộp loại thuế này. Theo Nghị quyết số 28/2016/QH14, các đối tượng này sẽ được miễn thuế đến hết 2020, trừ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Tại Tờ trình, Chính phủ cũng thừa nhận có tình trạng đất nông nghiệp được giao cho hộ nông dân nhưng không được canh tác hoặc canh tác không hiệu quả, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí đất trong thực tế. Song, theo Tờ trình này, pháp luật về đất đai chưa có khung pháp lý quy định thế nào là đất hoang hóa, nên không thể trả lời đất không sử dụng 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ hay trong thời gian bao lâu được gọi là đất hoang hóa. Và, do chưa có quy định cụ thể để xác định khái niệm đất hoang hóa nên có ý kiến băn khoăn khi có trường hợp ngừng 1 vụ để cải tạo đất có bị coi là đất hoang hóa không?

 Việc đất để hoang hóa tuy chưa có quy định giúp xác định chính xác, song không có nghĩa không khắc phục được. Theo Tờ trình của Chính phủ, Điều 64, Luật Đất đai 2013 đã quy định việc xác định một số loại đất nông nghiệp không được sử dụng trong khoảng thời gian nhất định là những hành vi vi phạm pháp luật và phải thực hiện thu hồi đất như sau: Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.

Còn nhiều câu hỏi về thuế sử dụng đất nông nghiệp ảnh 1
Nguồn: ITN

Tuy Tờ trình và các báo cáo liên quan trong hồ sơ dự án Nghị quyết này chưa đưa ra số liệu cụ thể về diện tích đất để hoang hóa, phương thức xử lý cụ thể được các địa phương triển khai trong thời gian qua. Nhưng, Chính phủ cho rằng, việc để đất đai hoang hóa có nhiều nguyên nhân như thiên tai (hạn hán, thiếu nước), dịch bệnh, không có đầu ra, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thiếu hụt nguồn lao động, các rào cản trong quy định của pháp luật về đất đai nhằm tích tụ, tập trung ruộng đất... Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được khẳng định không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng đất để hoang hóa như nhiều ý kiến trước đó.

Với những phân tích nêu trên, Chính phủ cho rằng, các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như hiện hành là phù hợp. Và Chính phủ cũng khẳng định, sẽ nghiên cứu, đánh giá kỹ việc thu thuế đối với đất để hoang hóa khi nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung và khi nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến đất đai nói riêng.

Vì sao chưa sửa Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp?

Trong quá trình thẩm tra dự án Nghị quyết này, một số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý, đây là nghị quyết quy định ngoài phạm vi của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đã được thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020. Do vậy, các ý kiến này đề nghị, Chính phủ cần nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp để bảo đảm thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Và tại Báo cáo thẩm tra mới nhất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về dự án Nghị quyết này vẫn tiếp tục đưa lại yêu cầu này.

Có thể thấy, nếu sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng có nghĩa sẽ áp dụng chính sách miễn, giảm thuế trong thời gian dài, ở chừng mực nhất định sẽ giúp các nhà đầu tư vào nông nghiệp yên tâm hơn khi có chính sách thuế sử dụng đất ổn định. Nhưng việc miễn thuế trong thời gian dài sẽ khó có thể điều chỉnh chính sách trong những trường hợp cần thiết, trong khi thuế vốn là công cụ để thực hiện điều tiết thị trường của Nhà nước.

Trên thực tế, tại Báo cáo đánh giá tác động của dự án Nghị quyết này, Chính phủ cũng đưa ra phương án kéo dài thời gian miễn thuế đến hết 31.12.2030, tức là kéo dài đến 10 năm từ ngày hết thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết số 55/2010/NQ12 và Nghị quyết số 28/2016/NQ14. Song, bên cạnh một số tác động tích cực từ việc kéo dài thời gian miễn thuế, Chính phủ cũng chỉ rõ, việc kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ tăng áp lực lên ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, tại Báo cáo này cũng nêu rõ, nếu thu hẹp đối tượng miễn thuế, chỉ áp dụng miễn, giảm thuế cho các đối tượng quy định tại Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ không khuyến khích được nhiều đối tượng tham gia đầu tư vào sản xuất nông nghiệp do đối tượng được hưởng ưu đãi bị thu hẹp. Đồng thời, dễ gặp phải phản ứng từ doanh nghiệp và người dân do tăng nghĩa vụ tài chính phải nộp đối với Nhà nước (do phải chuyển từ đối tượng được miễn thuế sang nộp thuế).

Việc ban hành một nghị quyết ngoài Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian dài là cách làm sẽ gây nhiều băn khoăn, thậm chí có thể khiến nhà đầu tư chưa yên tâm bỏ vốn vào lĩnh vực này. Trong Báo cáo tổng kết của Chính phủ cũng không có số liệu về diện tích đất nông nghiệp không sử dụng, hoặc sử dụng sai mục đích bị thu hồi, tức là chưa có lý giải thuyết phục về nguyên nhân gây ra tình trạng đất để hoang hóa hiện nay. Những vấn đề đặt ra trong thực tế triển khai miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và các câu hỏi được Ủy ban Tài chính - Ngân sách đưa ra sẽ được phân tích kỹ càng, có trả lời thuyết phục hơn khi Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Nghị quyết của Quốc hội trong hôm nay.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.