Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022:

Còn lãng phí và chậm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương được nâng lên ngay trong quá trình Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tình trạng lãng phí còn xảy ra ở mức độ khác nhau, đặc biệt trong quản lý ngân sách, đầu tư công, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công...

Còn lãng phí và chậm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đây là thực tế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẳng thắn chỉ ra khi cho ý kiến với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 tại phiên họp sáng 11.5.

Chưa hoàn thành việc phân bổ, giao vốn Kế hoạch đầu công trung hạn 2021-2025

Năm 2022, trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, thách thức, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã khẩn trương xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch điều hành phù hợp với tình hình thực tế; quyết liệt chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên tất cả các lĩnh vực nhằm huy động, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả các nguồn lực đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế-xã hội, phát triển bền vững; thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhiều bộ, ngành, địa phương báo cáo đạt kết quả tốt trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, thẩm tra về nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu rõ: Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 có nhiều chuyển biến, nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương được nâng lên ngay trong quá trình Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” cũng như sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 và Nghị quyết số 74/2022/QH15 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tính riêng về số lượng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung kịp thời cho thấy sự tăng lên đáng kể, là cơ sở quan trọng để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thống kê cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành, sửa đổi, bổ sung 7.465 văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới quy chuẩn, tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 9.955 văn bản; hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.665 văn bản về định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Một số Bộ đã tích cực, chủ động làm tốt công tác này, như: Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 8 Thông tư, cùng với 2 Thông tư ban hành trước đó nâng tổng số định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định lên 32 nhóm dịch vụ với trên 200 dịch vụ thuộc các lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, thông tin thống kê, thư viện khoa học công nghệ. Bộ Giao thông Vận tải rà soát, xây dựng 171 định mức chuyên ngành; các đơn vị thuộc Bộ ban hành 59 văn bản, sửa đổi, bổ sung 90 văn bản quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ ngành...

Còn lãng phí và chậm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công -2
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dẫu vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng lĩnh vực cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định, được thẳng thắn nêu rõ trong báo cáo của Chính phủ và thể hiện ở 9 nhóm tồn tại, hạn chế, lãng phí trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Trong đó, có tồn tại, hạn chế không mới đã được nêu ra trong báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí những năm trước và trong năm 2022 tiếp tục lặp lại.

Một trong những tồn tại, hạn chế đó là công tác lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến không phân bổ được hết kế hoạch vốn được giao. Cụ thể, việc phân bổ, giao vốn Kế hoạch đầu công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành, đến Kỳ họp thứ Năm tới đây, Chính phủ vẫn trình Quốc hội phân bổ, điều chỉnh kế hoạch này. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, nếu loại trừ khoản giải ngân kế hoạch vốn địa phương giao tăng thêm từ nguồn vượt thu, thì tỷ lệ giải ngân còn thấp hơn số Chính phủ đã báo cáo. Còn 31/51 Bộ và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 75% kế hoạch; tỷ lệ giải ngân dự án có vốn nước ngoài chỉ đạt 42,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đáng chú ý, mặc dù Chính phủ đã quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, song kết quả còn hạn chế nhất là trong phân bổ vốn, dẫn đến lãng phí do nguồn lực không được sử dụng. Đến cuối tháng 8.2022, Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội danh mục, mức vốn đợt 1 và đến nay mới trình Quốc hội giao danh mục, mức vốn đợt 3 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ còn bất cập, kết quả không đạt như dự kiến, đến 31.12.2022, tỷ lệ giải ngân các chính sách hỗ trợ chỉ đạt hơn 78,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 26% tổng số vốn), chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp, đến cuối tháng 3.2023 mới đạt khoảng 327 tỷ đồng (bằng 0,82% nguồn lực bố trí).

"Còn nhiều hạn chế" và "vẫn rất chậm"

Như giải trình của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tại phiên họp, thì về cơ bản Chính phủ đã cố gắng, quyết tâm để thực hiện các chính sách, trong đó có các dự án về đầu tư công trung hạn cũng như Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn tồn đọng, nhất là khoản hỗ trợ lãi suất 2%. Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, cố gắng có văn bản hướng dẫn kịp thời đôn đốc, nhưng quá trình hoàn thiện các thủ tục cũng như sự chuẩn bị của các bộ, ngành Trung ương đối với các dự án, nhất là trong khâu chủ đầu tư còn nhiều hạn chế..., vẫn còn rất chậm, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung thừa nhận.

Còn lãng phí và chậm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công -1
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Đồng tình và đánh giá cao báo cáo của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, “rất thẳng thắn và nêu được nhiều vấn đề”, ghi nhận cố gắng của Chính phủ trong chuẩn bị báo cáo, song Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần tập trung đánh giá rõ những ưu điểm nổi bật và cần thiết phải có biểu dương những nơi làm tốt, những nơi có chuyển biến. Chúng ta đánh giá, nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương được nâng lên ngay trong quá trình Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành, tiết kiệm chống lãng phí và sau khi Quốc hội ban hành hai Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về công tác này. Vậy thì, trong báo cáo của Chính phủ cần đánh giá xem chuyển biến trong nhận thức và hành động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương là gì, và từ chuyển biến nhận thức và hành động đó thì kết quả thực hiện hai Nghị quyết của Quốc hội như thế nào?

Dẫn ví dụ từ lãng phí trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu vấn đề: Qua giám sát bước đầu chúng tôi thấy Nghị định 27 của Chính phủ và các thông tư vướng 339 vấn đề từ các địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 71 giao cho các bộ, ngành trả lời, giải quyết, hướng dẫn, đồng thời sửa đổi Nghị định 27, các thông tư, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, thì đến nay đã làm tới đâu? “Tôi đề nghị trong báo cáo này cũng phải đánh giá mức độ lãng phí trong việc chậm triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia như thế nào?”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý.

Qua báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách và ý kiến tại phiên họp, trong phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc lãng phí, tình trạng lãng phí còn vi phạm, sai sót ở mức độ khác nhau, đặc biệt trong quản lý lĩnh vực ngân sách, đầu tư công, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công. Nhất là gần đây, như thừa nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp, thì nhiều thủ tục hành chính còn gây phiền hà, cản trở cho doanh nghiệp và người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Ví dụ như thủ tục về phòng cháy, chữa cháy, như phản ánh của nhiều địa phương, cũng ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Chính phủ đề ra cho năm 2023 cũng như những đề nghị bổ sung của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh những yêu cầu cụ thể hơn với các giải pháp đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, cần tiếp tục khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh ở các bộ, ngành và các địa phương cũng như việc mua sắm, quản lý đầu tư công, đất đai, tài sản công, cổ phần hóa. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn thiếu; khắc phục tình trạng phân bổ dự toán chậm, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp...

Đặc biệt, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bổ sung, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm tới.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, thì lãng phí trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được chỉ ra tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính- Ngân sách năm 2021 chưa được khắc phục, việc triển khai rất chậm, nhiều hạn chế, làm lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của các chương trình. 

Đến tháng 10.2022, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mới cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn của Trung ương và đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục phân bổ vốn, giao dự toán, phê duyệt kế hoạch chi tiết, thẩm định dự toán để tổ chức thực hiện. Tỷ lệ giải ngân rất thấp, ước đạt 7,88% với tổng kinh phí là 1.041,195 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn các địa phương tự cân đối là 1.028,8 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương là 12,395 tỷ đồng).

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chậm ở nhiều khâu: phê duyệt các chương trình thành phần; ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 của các địa phương; giao dự toán chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp...

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.