Dự thảo Luật Căn cước:

Có nên quy định đổi thẻ căn cước khi điều chỉnh địa giới hành chính?

Trong bản dự thảo Luật Căn cước trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu lần này có quy định phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính. Một số đại biểu lo ngại, quy định trên sẽ dẫn tới số lượng lớn người phải đổi thẻ căn cước, tạo gánh nặng về chi phí, thời gian, gây phiền hà cho người dân. Do vậy, quy định này cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng.

Lo ngại gánh nặng về chi phí

Có nên cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính - đây là một trong những vấn đề còn có ý kiến khác nhau tại phiên thảo luận về dự án Luật Căn cước.

Theo ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội), hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đang rà soát phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về diện tích, dân số. Số lượng các đơn vị thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 là rất lớn. Với quy định nêu trên sẽ dẫn đến số lượng người cần đổi thẻ căn cước là cực kỳ lớn, tạo gánh nặng về chi phí, thời gian, công sức đi lại, các chi phí về dịch vụ phát sinh khác đối với người dân. Đặc biệt sẽ gia tăng áp lực không nhỏ cho các cơ quan thực hiện công tác này tại các địa phương có liên quan; trong khi đó, riêng việc sắp xếp các đơn vị hành chính đã làm tăng khối lượng của các cơ quan này lên nhiều lần. Điều này cũng gây phiền hà cho người dân, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính của Đảng và Nhà nước.

Giải trình về vấn đề này, các cơ quan có nêu, do thông tin thay đổi nên cần sửa đổi thông tin in trên thẻ căn cước và giải pháp đưa ra là miễn phí cấp đổi thẻ cho công dân dể hạn chế việc tác động đến lợi ích vật chất của công dân. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, “chi phí này nếu công dân không bỏ ra, thì Nhà nước cũng phải chi. Tạm tính với đơn vị hành chính cấp xã, quy mô khoảng 5.000 dân, chi phí để đổi thẻ căn cước là 250 triệu đồng. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện, quy mô khoảng 100.000 dân, chi phí phải chi sẽ vào khoảng 5 tỷ đồng”.

Mặt khác, tại khoản 1, Điều 21 của Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 có quy định “các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cũ, nếu chưa hết hạn theo quy định vẫn được tiếp tục được sử dụng”. Dẫn ra quy định này, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị, Quốc hội hết sức cân nhắc quy định này để tránh lãng phí và tạo thêm gánh nặng không cần thiết cho bộ máy hành chính.

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng cho rằng, sẽ rất tốn kém nếu mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính lại phải cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Đồng thời đề nghị Chính phủ nên nghiên cứu giải pháp khác, phù hợp hơn.

Đề xuất bỏ thông tin nơi cư trú trên thẻ căn cước

Tranh luận về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, vừa qua chỉ một chi tiết “nơi sinh” trong hộ chiếu mà đã phải sửa đổi quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh. Trong khi đó, nơi sinh thay đổi khi thay đổi đơn vị hành chính mà không sửa đổi sẽ dẫn đến rắc rối cho chính người dân. Quy định như dự thảo Luật là đã tính toán quyền lợi tốt nhất cho người dân.

Không đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Phương Thủy phân tích: Thông tin về “nơi cư trú” của công dân trên thẻ căn cước là yếu tố “động”, vậy vấn đề đặt ra là “nơi cư trú” là nơi thường trú hay nơi tạm trú thì trong dự thảo Luật cũng chưa được làm rõ. Cũng theo đại biểu, cần làm rõ tại sao khi thay đổi thông tin về nơi cư trú, về tên đơn vị hành chính phải thực hiện cấp đổi một cách đồng bộ thẻ căn cước?

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, theo Điều 26, Luật Cư trú: “Khi có thay đổi địa chỉ nơi cư trú vì điều chỉnh đơn vị hành chính, tên đường phố, tổ dân phố, thôn, xóm… thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh các thông tin này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú, cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”. Thông tin về nơi cư trú hoàn toàn có thể truy cập qua mã QR trên thẻ căn cước và định danh điện tử trên VNEID rất dễ dàng, cập nhật, tránh việc có thời điểm thông tin in trên thẻ và cơ sở dữ liệu là "vênh" nhau. "Giải pháp đơn giản nhất là bỏ thông tin nơi cư trú trên thẻ căn cước, và những thông tin này sẽ được sử dụng thông qua căn cước điện tử và cơ sở dữ liệu", đại biểu Nguyễn Phương Thủy nói.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về dự án Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với các nội dung dự thảo Luật đã được tiếp thu chỉnh lý, nhất là tên gọi của luật và các trường thông tin bắt buộc, thông tin tự nguyện cung cấp. Nhiều vấn đề được các đại biểu xem xét, đánh giá, phân tích và đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua. Một số vấn đề đại biểu quan tâm phải tiếp tục được nghiên cứu rà soát, như đối tượng áp dụng; thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cơ sở dữ liệu về căn cước, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nội dung thể hiện trên thẻ căn cước; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; giấy chứng nhận căn cước; quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp đầy đủ các ý kiến, có báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội, các cơ quan chức năng; đồng thời giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh khẩn trương chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật, hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội xem xét, thông qua bảo đảm chất lượng, đúng chương trình Kỳ họp và tạo được sự đồng thuận cao.

Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Thấu tình đạt lý, thuyết phục trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Với những vụ việc kéo dài, cần giải quyết thấu tình đạt lý, tới nơi tới chốn, có tính thuyết phục, đặc biệt phải làm một cách bài bản hơn nữa trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về các báo cáo liên quan đến giải quyết kiến nghị của cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu kết luận nội dung thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Có nên quy định về giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Phiên họp thứ 38, các thành viên UBTVQH đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hoạt động giám sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, HĐND các cấp. Đặc biệt cần thể hiện cho được những tư tưởng đổi mới trong hoạt động này. Trong đó, một trong những đề nghị mới, đó là có nên quy định về giải trình của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới hiện nay, bảo đảm tính phản ứng nhanh và vai trò của cơ quan thường trực của Quốc hội.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Nội dung báo cáo cần mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đồng thời, tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá tác động kỹ lưỡng khi luật hóa chính sách đang thực hiện thí điểm

Trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này, Chính phủ đề nghị luật hóa một số chủ trương đang thực hiện thí điểm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đối với các chính sách đã và đang thực hiện thí điểm phải đánh giá tác động đầy đủ, minh chứng được khi áp dụng mang lại hiệu quả thì mới quy định vào luật.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực
Quốc hội và Cử tri

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025 tại phiên họp sáng 9.10, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tăng cường kỷ luật, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm, địa phương hưởng".

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm
Diễn đàn Quốc hội

Quyết liệt chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm

Cho ý kiến vào kết quả thực hiện công tác dân nguyện tháng 9.2024; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, sớm khắc phục những vấn đề nổi cộm để báo cáo Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước.

Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Tiền Giang
Diễn đàn Quốc hội

Vận dụng tối đa chính sách, pháp luật, mang lại hiệu quả cao nhất

Chỉ rõ thực tế, yêu cầu về khiếu nại, tố cáo sẽ luôn hiện hữu, phát sinh với nhiều mức độ khác nhau, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, Tiền Giang không chủ quan, hài lòng với những kết quả đạt được mà cần lường trước thuận lợi, khó khăn. Đặc biệt, trong đối thoại với Nhân dân, cần vận dụng tối đa chính sách, pháp luật để mang lại hiệu quả cao nhất trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng
Diễn đàn Quốc hội

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.