Việc quản lý sản xuất, quảng cáo thực phẩm chức năng

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý thực phẩm chức năng

Quan tâm đến vấn đề về thực phẩm chức năng, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) cho biết, tại Báo cáo số 1467, Bộ Y tế đã đánh giá hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng về thực phẩm chức năng vẫn tràn lan trên thị trường với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí có chứa chất cấm khiến cử tri vô cùng lo lắng, bức xúc. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ "lỗ hổng” này và có giải pháp căn cơ như thế nào?

Liên quan tới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý về thực phẩm chức năng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, đến thời điểm này là "cơ bản đáp ứng”.

Cụ thể, Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua vào năm 2010 và một số luật có các nội dung liên quan như: Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự, Luật Quảng cáo; các nghị định, thông tư và các quy chuẩn liên quan tới thực phẩm chức năng.

bt2-8290.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng cũng nêu rõ, nếu công tác sản xuất thực phẩm chức năng được quan tâm và đầu tư để có những sản phẩm tốt thì đây cũng là một lợi thế để xuất khẩu, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này. Hiện nay thực phẩm chức năng của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều các thực phẩm, các loại vitamin.

Năm 2019, Bộ Y tế đã có Thông tư hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có thực phẩm chức năng. Như vậy, tất cả các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng ở Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về thực hành sản xuất tốt. Việt Nam cũng là nước đầu tiên của khu vực ASEAN áp dụng quy chuẩn này.
“Trước đây, chúng ta có khoảng 1.000 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng thì đến thời điểm này sau khi áp dụng quy chuẩn, chúng ta có 201 cơ sở thực hiện đúng các quy định về sản xuất, bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, chế tài để xử phạt vi phạm các quy định về sản xuất, tiêu thụ, quảng cáo các sản phẩm chức năng đã được quy định rất rõ”, Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận thực tế thời gian vừa qua vẫn có vi phạm liên quan đến lĩnh vực này.

Lý giải nguyên nhân, Bộ trưởng nêu rõ, sản xuất thực phẩm chức năng, sản xuất hàng giả đem lại lợi nhuận cho những người lợi dụng để sản xuất và buôn bán; các nhãn hàng lợi dụng việc thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để thổi phồng giá trị của các sản phẩm. Ngoài ra, còn có hiện tượng buôn bán các thực phẩm chức năng giả qua biên giới.

Vướng mắc nhấthiện nay quảng cáo trên mạng và mạng xã hội

Để vá những “lỗ hổng” này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, các doanh nghiệp sản xuất khi được cấp giấy đủ điều kiện để sản xuất theo quy định đều sẽ được niêm yết tên trên website của Cục An toàn thực phẩm. Từ đó, người tiêu dùng có thể tra cứu được các mặt hàng, các doanh nghiệp sản xuất theo đúng quy định.

Đối với các cá nhân có hành vi vi phạm, Bộ Y tế cũng có những cảnh báo. Chẳng hạn, vi phạm liên quan tới vấn đề quảng cáo thì Bộ sẽ gửi công văn đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục phát thanh truyền hình (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương).

Trong thời gian vừa qua, các Bộ khi nhận được công văn đã tham gia tích cực vào việc xử lý vi phạm. Năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quy tắc ứng xử khi tham gia nghệ thuật, trong đó có yêu cầu về việc tham gia quảng cáo sản phẩm của các nghệ sĩ. Song, Bộ trưởng cũng cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý, thậm chí họ có cả hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nên việc truy cập cũng như tìm hiểu nguồn gốc là khó khăn rất lớn.

Về xử phạt hành chính, Bộ Y tế cũng phải triển khai thực hiện theo quy định, có những doanh nghiệp bị xử phạt tới 11 tỷ đồng nhưng đến thời điểm này cũng chưa thu được tiền nộp phạt. Bộ đang đề xuất áp dụng các biện pháp cấm xuất cảnh đối với những trường hợp vi phạm để có cơ sở tiến hành các biện pháp tiếp theo, nhưng đây cũng là một thách thức.

“Do đó, chúng tôi cũng rất mong muốn các quy định của pháp luật liên quan tới nội dung này, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vi phạm khi Bộ Y tế chuyển sang các cơ quan pháp luật cũng được xử lý một cách nghiêm khắc để làm gương và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn hiện nay”, Bộ trưởng nói.

Rà soát, triển khai nghiêm túc quy định pháp luật

Trước thực trạng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kém chất lượng được quảng cáo, bày bán tràn lan trên thị trường, ĐBQH Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Y tế đã có những kế hoạch gì để phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống giám sát toàn diện từ khâu sản xuất đến khâu phân phối nhằm bảo đảm chất lượng và ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, mỹ phẩm?

Bộ trưởng cho biết, việc quản lý các sản phẩm dược thực hiện theo quy định của Luật Dược; với quản lý mỹ phẩm đã có quy định tại Thông tư số 43 năm 2014 của Bộ Y tế và đối với an toàn thực phẩm là thực phẩm chức năng thì đã có Luật An toàn thực phẩm điều chỉnh.

Các quy định của luật đã rất đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường quản lý đối với dược mỹ phẩm cũng như thực phẩm chức năng. Nhấn mạnh như vậy, Bộ trưởng khẳng định, Bộ Y tế đã tập trung triển khai các giải pháp tăng cường quản lý các mặt hàng này.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết, trước hết phải triển khai nghiêm túc các quy định của pháp luật, trong đó rà soát lại các quy định, những nội dung nào chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì phải có sự điều chỉnh. Hiện nay, Quốc hội đang cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Chính phủ cũng đang giao Bộ Y tế xây dựng dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi). Bộ Y tế rất mong muốn dự án Luật này sẽ được trình xin ý kiến Chính phủ và tiếp theo là trình Quốc hội.

Riêng với mỹ phẩm, Bộ trưởng nêu rõ, trong tháng 11 này, Bộ Tư pháp đã thẩm định nghị định về quản lý mỹ phẩm để tăng cường các quy định chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý các website bán hàng; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có giải pháp chấn chỉnh cụ thể, kịp thời đối với từng vi phạm liên quan tới sử dụng, tuyên truyền, quảng cáo, bán những sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan minh họa cho "sức hấp dẫn" của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thông qua hình ảnh một sản phẩm thuốc lá điện tử tại Phiên chất vấn
Quốc hội và Cử tri

Ngắn gọn, nhất quán, rõ quan điểm, rõ giải pháp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, cụ thể là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là một trong những nội dung làm nóng nghị trường ngay từ chất vấn đầu tiên đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Đây cũng là vấn đề đang được dư luận, cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi và mong chờ câu trả lời dứt khoát: Nên cấm hay cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Điều hành chắc chắn, trả lời thuyết phục

Với 76 đại biểu Quốc hội đăng ký, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực ngân hàng “nóng” ngay từ những phút đầu tiên. Tuy vậy, là “tư lệnh ngành” dạn dày kinh nghiệm cả trong điều hành thực tiễn và trong trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã "hóa giải" được sức nóng đó bằng những thông tin chắc chắn, những thông điệp rõ ràng về điều hành chính sách trong thời gian tới.

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân
Diễn đàn Quốc hội

Chờ đợi những cam kết hợp lòng dân

Sáng nay, 11.11, Quốc hội Khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn, tập trung vào các nhóm vấn đề thuộc 3 lĩnh vực có nhiều vấn đề dư luận, cử tri hết sức quan tâm: ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông, nhất là vấn đề giá vàng, cung ứng thuốc và vật tư y tế, hoạt động báo chí trong thời kỳ bùng nổ thông tin và việc cung ứng mạng viễn thông tại vùng sâu, vùng xa. Đông đảo cử tri và Nhân dân kỳ vọng những cam kết hợp lòng dân để tháo gỡ “điểm nghẽn” mở lối cho kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình)
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng các phiên chất vấn sẽ bảo đảm chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ giải pháp

Sáng mai, 11.11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với ba nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân. Trước thềm phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kỳ vọng, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ có chất lượng, trọng tâm, trọng điểm như kỳ vọng, có giải pháp giải quyết rốt ráo các tồn tại, hạn chế nổi cộm đã chỉ ra trong công tác quản lý, điều hành trên cả ba lĩnh vực.