Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh

Trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian tới, tại phiên họp sáng 13.5, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh; tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, ổn định và thúc đẩy thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư... 

Quản lý chặt chẽ thị trường vàng

Biến động mạnh trên thị trường vàng trong những tháng đầu năm là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Tại Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Ủy ban Kinh tế cũng nêu rõ, quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần làm rõ công tác quản lý trước tình trạng giá vàng “nhảy múa” trong thời gian vừa qua. Không lẽ cứ để "nhảy múa" thế? Đặt câu hỏi này, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ một số vấn đề như: giá vé máy bay tăng cao, áp lực kiềm chế lạm phát, tháo gỡ vướng mắc trong các quy định về phòng cháy, chữa cháy...

Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh -2
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Cũng băn khoăn về công tác quản lý thị trường vàng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, chưa bao giờ giá vàng cao như hiện nay và chênh lệch với giá vàng thế giới quá cao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo ngành ngân hàng để quản lý thị trường vàng, nhưng giá vàng vẫn giữ xu hướng tăng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tiến hành đấu thầu vàng được một số phiên nhưng giá vàng đã tăng đến đỉnh. "Cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng, phải có bàn tay quản lý của Nhà nước để can thiệp vào thị trường", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị. 

Nhận định việc giá vàng tăng cao sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu, lãi vay nước ngoài của doanh nghiệp và tác động đến lạm phát trong nước, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Chính phủ cần chỉ đạo, theo dõi sát sao diễn biến tình hình trong nước và thế giới, có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời để cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh -1
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Giải trình về vấn đề này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, sau thời gian dài ổn định được quản lý theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thì từ năm 2022 trở lại đây thị trường vàng trong nước bộc lộ hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do giá vàng thế giới tăng cao từ đầu năm đến nay, trong khi nguồn cung trong nước hạn chế, có mức chênh lệch cao so với giá quốc tế.

Về giải pháp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước mắt, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đấu thầu với khối lượng phù hợp để tăng cung nhằm ổn định và giảm chênh lệch với giá thế giới; thực hiện yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quy định về hóa đơn thanh toán, thống kê và kiểm soát giao dịch vàng. Về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình báo cáo tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP và đề xuất những giải pháp để ổn định thị trường trong thời gian tới; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất thêm các biện pháp chống buôn lậu vàng…

Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh -0
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp rất nhiều lần, có nhiều công điện và gần đây Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một thông báo đầy đủ các giải pháp. "Các biện pháp được triển khai trong thời gian qua đã giúp tình hình có xoay chuyển. Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường vàng, vì việc này rất phức tạp, đòi hỏi phải kiểm soát bằng các giải pháp đồng bộ". Nhấn mạnh điều này, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ tin tưởng “nếu các bộ, ngành tích cực và đồng lòng thì không có khó khăn nào chúng ta không xử lý được”.

Có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động

Trong những tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86,4 nghìn doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81,3 nghìn doanh nghiệp). Cầu tiêu dùng tăng thấp, tăng trưởng tín dụng cũng tăng thấp dù lãi suất cho vay đã giảm. Nêu thực tế này, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần đánh giá kỹ lưỡng để lý giải vì sao giá vàng “nhảy múa” và có thời điểm đạt kỷ lục cao tới 92 triệu đồng/lượng vàng, trong khi đầu tư tư nhân, cầu tiêu dùng và tăng trưởng tín dụng đều tăng thấp? Có phải môi trường đầu tư kinh doanh đang có vấn đề, nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân thấp, hay người dân không yên tâm đầu tư cho sản xuất, kinh doanh?

Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh -3
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng cho rằng, tại báo cáo của Chính phủ chưa trình bày thỏa đáng về vấn đề năng suất lao động thấp liên tiếp trong nhiều năm vừa qua. Đến hết năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024, năng suất lao động của nước ta vẫn thấp và là một hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Báo cáo của Chính phủ cũng chưa nêu được những giải pháp đột phá để nâng cao năng suất lao động, dù đây là nhân tố quan trọng để mỗi quốc gia đạt mức tăng trưởng cao và bền vững.

Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của năm 2024, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, cần phân tích kỹ lưỡng và nhấn mạnh rõ hơn về những động lực, mô hình tăng trưởng mới phải tập trung thực hiện trong năm 2024, cũng như trong 8 tháng còn lại của năm 2024.

Quang cảnh phiên họp. Nguồn: quochoi.vn
Quang cảnh phiên họp. Nguồn: quochoi.vn

Lưu ý tình hình từ nay đến cuối năm 2024 dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục triển khai hiệu quả các nghị quyết, các chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Nêu bật một số giải pháp cần quan tâm triển khai trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cần điều hành chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách khác; bám sát diễn biến tình hình trong nước và trên thế giới, những tác động liên quan do các cuộc xung đột quân sự, các động thái chính sách của các ngân hàng trung ương, các nền kinh tế lớn. Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

"Có giải pháp căn cơ, bền vững, hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất, kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay; tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, cùng với việc có giải pháp ổn định và thúc đẩy thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động. Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Có giải pháp hiệu quả để quản lý giá vàng và thị trường vàng, việc quản lý giá vé máy bay”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Quốc hội và Cử tri

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này.