Cơ chế tham vấn ý kiến thường niên hiệu quả

Tiếp nối thành công Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, việc Quốc hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thường niên Diễn đàn với tên gọi mới từ năm 2022 là Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam chính là một cơ chế tham vấn ý kiến thường niên hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực kinh tế - xã hội. Càng có ý nghĩa hơn khi các Diễn đàn Kinh tế - Xã hội thường niên được tổ chức trong thời điểm Quốc hội đang chuẩn bị tổ chức kỳ họp thường lệ xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng về kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật...

Chủ động thích ứng, hóa giải yêu cầu từ thực tiễn

Theo ghi nhận của đông đảo cử tri và Nhân dân, tiếp nối truyền thống khát khao đổi mới và cống hiến, luôn đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển bền vững của đất nước và với tinh thần hành động, quyết liệt đổi mới mạnh mẽ, vì dân. Nhất là việc huy động, phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, cử tri, Nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước… đóng góp, hiến kế cho các quyết sách, hoạt động của Quốc hội Khóa XV đã phát huy hiệu quả thiết thực.

Cơ chế tham vấn ý kiến thường niên hiệu quả -0
Các đại biểu, diễn giả trong nước và quốc tế tham dự Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022

Với tinh thần chủ động thích ứng và chủ động hóa giải yêu cầu từ cuộc sống, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội sử dụng hoạt động diễn đàn để tham vấn ý kiến Nhân dân rộng rãi nhất chính là một sáng kiến của Quốc hội Khóa XV. Tại diễn đàn, ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý được trình bày khách quan, trung thực nhất, kể cả các ý kiến trái chiều được trao đổi, "mổ xẻ" để đi đến nhận thức chung, thống nhất. Trên cơ sở đó, các tầng lớp Nhân dân có thêm những ý kiến từ nhiều góc độ khác nhau, hợp chung lại để các nhà hoạch định chính sách lựa chọn, thể chế hóa thành chính sách ở tầm vĩ mô.

Tiếp theo thành công của các Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam trước đây, đặc biệt là Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 của Quốc hội Khóa XV, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" - một hình thức “Hội nghị Diên Hồng” về phát triển kinh tế - xã hội - đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về thực tiễn và lý luận; giúp các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đổi mới cách thức quản trị quốc gia, nhất là trong việc quản lý nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước, hoạch định các chính sách,điều hành kinh tế vĩ mô phát triển bền vững.

Tiếp nối thành công Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, việc Quốc hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thường niên Diễn đàn với tên gọi mới từ năm 2022 là Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam chính là một cơ chế tham vấn ý kiến thường niên hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tinh thần đổi mới, quyết liệt, chủ động vào cuộc từ sớm, từ xa của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tiếp tục khẳng định Quốc hội luôn coi trọng việc lắng nghe tiếng nói từ thực tế cuộc sống; phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước vào việc thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định và giám sát tối cao. Càng có ý nghĩa hơn khi các Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam thường niên được tổ chức trong thời điểm Quốc hội đang chuẩn bị tổ chức kỳ họp thường lệ xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng về kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật...

Điều kiện tiên quyết cho các quyết sách

Trong bối cảnh dự báo tình hình thế giới, trong nước bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cũng sẽ còn có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Để hoàn thành được chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 như đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ thì tăng trưởng bình quân 3 năm 2023 - 2025 phải đạt khoảng 7,3%. Đây là mức rất cao, đòi hỏi phải có quyết tâm rất cao và nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được. Vì vậy, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Khơi thông nguồn lực, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững” có ý nghĩa rất quan trọng giúp tiếp cận những quan điểm mới cả trên phương diện khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, có cách nhìn bao quát, toàn diện hơn trên cơ sở những dự báo, phân tích có luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định chính sách tạo đà cho khơi thông nguồn lực, kiến tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước.

Một nội dung quan trọng của Diễn đàn Kinh tế- Xã hội Việt Nam 2023 chính là việc rà soát, đánh giá các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo cử tri Nguyễn Viết Thắng, thành phố Vinh, Nghệ An: sau hơn 1 năm thực thi Nghị quyết số 43 của Quốc hội, chúng ta thấy rõ những thành quả mang lại, tuy nhiên so với thực tiễn hiện nay thì vẫn có những nội dung Nghị quyết chưa thể bao quát và toàn diện. Việc đánh giá cụ thể để có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn là cần thiết. Bên cạnh đó, so với giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 thì nay nền kinh tế - xã hội nước ta đã có những thay đổi rõ nét, tình hình thế giới cũng có những biến động khôn lường.

“Đánh giá chính xác, rõ ràng bối cảnh là điều kiện tiên quyết để Quốc hội và sau nữa là HĐND các cấp xác định thuận lợi, khó khăn, mục tiêu và giải pháp cho năm 2024 và các năm tiếp theo chính là sứ mệnh mà Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 mang lại” - cử tri Nguyễn Viết Thắng nhấn mạnh.

Đông đảo cử tri và Nhân dân mong muốn, tinh thần hành động, đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của Quốc hội theo hướng luôn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, huy động và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, Nhân dân… tiếp tục thẩm thấu sâu rộng đến hoạt động của HĐND các cấp bằng việc tăng cường các hoạt động tham vấn ý kiến Nhân dân để các quyết sách đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

Quốc hội và Cử tri

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.