Chia sẻ rủi ro về tăng - giảm doanh thu dự án PPP:

Cơ chế đặc biệt, bảo đảm tính hấp dẫn của dự án

Cùng với việc bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) thì việc bảo đảm tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư cũng là yêu cầu hết sức quan trọng. Chính vì thế, tại phiên thảo luận sáng qua, 28.5, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí với quan điểm cần có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Trong đó, phương án chia sẻ rủi ro theo phần tăng, giảm doanh thu của dự án được nhiều đại biểu ủng hộ bởi vừa hài hòa được lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư vừa bảo đảm tính hấp dẫn của dự án PPP.

“Lời cùng hưởng, lỗ cùng chịu"

Cơ chế chia sẻ rủi ro trong dự án PPP là một trong những nội dung gây tranh luận nhiều nhất của dự luật này kể từ khi được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám. Trong đó, mặc dù cơ bản nhất trí phải có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư dự án PPP nhưng các ĐBQH đều hết sức e ngại trước những điều khoản được đưa ra trong dự luật trình Quốc hội lần đầu. Vì thế, tại phiên họp sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội 2 phương án quy định về chia sẻ rủi ro. Theo đó, phương án 1 chia sẻ rủi ro về doanh thu và xác định rõ căn cứ, điều kiện áp dụng, cơ sở xác định các mức tăng tỷ lệ trong cơ chế này... Phương án 2 chia sẻ phần lỗ, lãi của dự án. Các căn cứ, điều kiện áp dụng cơ chế này cũng được làm rõ trong Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý.

Đại biểu Quốc hội Đặng Thế Vinh (Hậu Giang) phát biểu tại hội trường Ảnh: Quang Khánh
Đại biểu Quốc hội Đặng Thế Vinh (Hậu Giang) phát biểu tại hội trường
Ảnh: Quang Khánh

Đa số ĐBQH tán thành với phương án 1 với lý do chung là kiểm soát qua doanh thu sẽ bảo đảm thuận lợi và minh bạch hơn. Theo ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An), dự án PPP được thực hiện trong nhiều năm, thời điểm hoàn vốn có thể lên đến hàng chục năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng dự án. Trên thực tế, dự án PPP chỉ được xác định thua lỗ, mất vốn khi không đạt điểm hoàn vốn (tức bắt đầu có lãi) theo phương án tài chính. Hơn nữa, có nhiều yếu tố tác động trong thời gian thực hiện và đưa vào khai thác, sử dụng dự án (ví dụ: thay đổi tỷ giá, lãi suất vay... ) sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp dự án PPP cố tình tăng cao các chi phí quản lý để tránh lãi phát sinh lớn hoặc nếu lỗ sẽ lỗ nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Do đó, dự thảo Luật PPP không tiếp cận theo hướng chia sẻ khi nhà đầu tư dự án PPP thua lỗ, mất vốn mà chỉ xem xét việc áp dụng chia sẻ khi doanh thu của dự án bị sụt giảm do lỗi từ phía Nhà nước. Mặt khác, sụt giảm doanh thu lớn sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp, có khả năng tác động đến khả năng trả nợ đối với bên cho vay, do đó, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, cần có cơ chế để xử lý ngay cho từng năm như quy định tại Khoản 4 Điều 84 của dự thảo Luật.

Cũng chọn phương án 1, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) lập luận, doanh thu của dự án PPP được tính trên cơ sở số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công khi thiết kế dự án. Nếu như khi triển khai thực hiện, số lượng khách hàng sụt giảm thì tổng doanh thu sụt giảm. Như vậy, những phương án tài chính của nhà đầu tư cũng sẽ bị thay đổi theo, ví dụ, thời gian thu hồi vốn hoặc giá dịch vụ công. Chính vì vậy, Nhà nước phải chia sẻ với nhà đầu tư khi doanh thu giảm do lượng khách hàng giảm xuống. Lượng khách hàng mà vẫn giữ nguyên, doanh thu vẫn giữ nguyên nhưng nhà đầu tư đầu tư không tốt dẫn đến lỗ thì nhà đầu tư phải chịu, hoặc nhà đầu tư quản lý tốt mà có lãi thì nhà đầu tư sẽ được hưởng. Do vậy, không nên dựa vào con số lỗ lãi của dự án để thiết kế cơ chế chia sẻ giữa Nhà nước và nhà đầu tư. ĐB Hoàng Văn Cường cũng đề nghị, cần quy định chặt chẽ trong dự thảo Luật phương thức kiểm soát doanh thu dựa trên kiểm soát lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công theo cam kết như trong dự án và trong hợp đồng. Lưu ý, phương án 1 xác định nhà đầu tư được chia sẻ nếu doanh thu thực tế bị ảnh hưởng bởi lỗi của Nhà nước, ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cũng đề nghị dự thảo Luật cần xác định "do lỗi của Nhà nước" rõ hơn để bảo đảm chặt chẽ.

Về cơ sở xác định tỷ lệ trong cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, để bảo đảm sự bình đẳng và mang đúng bản chất của đối tác công - tư thì tỷ lệ cố định của chia sẻ rủi ro 50% - 50%, theo ĐB Nguyễn Thanh Hiền là phù hợp. Theo đó, khi doanh thu thực tế chỉ bằng tối đa 75% doanh thu theo phương án tài chính của dự án thì Nhà nước bắt đầu xem xét, tính toán việc chia sẻ phần giảm doanh thu và khi doanh thu thực tế đạt từ 125% doanh thu trong phương án tài chính trở lên, Nhà nước bắt đầu xem xét yêu cầu nhà đầu tư chia sẻ phần tăng doanh thu.

Cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư cần thực hiện theo nguyên tắc kinh tế thị trường, “lời cùng hưởng, lỗ cùng chịu”. Nhấn mạnh điều này, ĐBQH Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng đề nghị, để thu hút nhà đầu tư tham gia vào các dự án PPP thì dự thảo Luật cần có cơ chế ưu đãi hơn. Những việc gì người dân làm được thì Nhà nước không nên làm. “Như vậy, chỉ tập trung vào những vấn đề cốt lõi… còn những gì mà tư nhân làm được thì nên để tư nhân làm, thậm chí tư nhân làm mà khó khăn thì Nhà nước còn phải hỗ trợ để làm sao họ làm cho bằng được, không nhất thiết Nhà nước phải giành lại việc đó”, ĐB Tạ Văn Hạ đề nghị.

Điều kiện hết sức chặt chẽ

Giải trình một số nội dung của dự luật tại phiên họp sáng qua của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, đây là dự luật khó và rất phức tạp, kinh nghiệm quốc tế cũng mỗi nước một kiểu. Riêng với cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư trong dự án PPP, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, "đây là một cơ chế mang tính cách mạng, hết sức đặc biệt của dự án Luật này. Nếu như luật chúng ta không có được các cơ chế này thì xin khẳng định là sẽ không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư”. Chính vì thế, cơ chế chia sẻ rủi ro về tăng giảm doanh thu của dự luật đã được nghiên cứu, thảo luận, phân tích, đánh giá hết sức kỹ lưỡng, phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm phản ánh, kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, cơ chế chia sẻ rủi ro về tăng giảm doanh thu của dự án PPP giữa Nhà nước và nhà đầu tư đã được thiết kế hết sức chặt chẽ. Nếu giảm doanh thu dưới 75% thì Nhà nước mới phải chia sẻ và trước khi chia sẻ thì phải thực hiện điều chỉnh các hợp đồng như: Thời hạn thu, mức thu…; nếu không được thì dưới 75% Nhà nước mới chia sẻ rủi ro và tỷ lệ chia sẻ thì 50% - 50%. "Đây là một điều kiện hết sức chặt chẽ. Từ 76% - 100% là nhà đầu tư tự chịu. Còn trong trường hợp doanh thu tăng lên thì trên 125%, bất kể lý do nào, nhà đầu tư cũng phải chia phần tăng này với Nhà nước theo tỷ lệ 50% - 50%. Như vậy, Nhà nước được hưởng rất nhiều", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.