Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu

Trong Báo cáo chính thức trình Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu tăng dần hàng năm và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Năm 2023, giảm nghèo bền vững ước đạt chỉ tiêu Quốc hội giao

Theo Đoàn giám sát "Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2023", Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là chương trình đầu tiên hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn ở cấp Trung ương. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, các địa phương đã triển khai ban hành văn bản theo đúng quy định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về 3 Chương trình muc tiêu quốc gia giám sát tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - Ảnh H.Ngọc
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giám sát tại huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ảnh: H.Ngọc

Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững trong Báo cáo của Đoàn giám sát cho thấy, năm 2021, Chương trình tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2021 chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 124/2020/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 giao là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,5%. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo là 2,23%, giảm 0,52% so với năm 2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo là 3,11%, giảm 0,6% so với năm 2020.

Năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83% (từ 9,35% xuống còn 7,52%), vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra là tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5% hàng năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,17% (từ 5,2% xuống còn 4,03%), giảm 272.774 hộ nghèo (từ 1.330.148 hộ còn 1.057.374 hộ), đạt mục tiêu Nghị quyết 24/2021/QH15 ngày 28.7.2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,89% (từ 25,91% xuống còn 21,02%), đạt mục tiêu Quyết định 90/QĐ-TTg đề ra là giảm trên 3%/năm...

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu -1
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp thứ 5 của Đoàn giám sát. Ảnh: H. Ngọc

Năm 2023, theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao: ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%. Dự kiến cuối năm 2023 sẽ có thêm 9 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và được công nhận là xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025 (30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo).

4/6 dịch vụ xã hội cơ bản còn thiếu hụt

Cũng theo Đoàn giám sát của Quốc hội, giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng 2 chuẩn nghèo khác nhau. Năm 2021, tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Từ năm 2022 mới bắt đầu áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025. Do đó, có những bất cập trong đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều cho cả giai đoạn 2021 - 2025 theo yêu cầu của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 24/2021/QH15 của Quốc hội và Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Mặt khác, kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều và giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cũng không đánh giá được cả giai đoạn 2021 - 2025 mà chỉ đánh giá được giai đoạn 2022 - 2025 do năm 2021 vẫn thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu -0
Toàn cảnh cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội với Chính phủ. Ảnh: H. Ngọc

Đoàn giám sát của Quốc hội nhận định, vẫn còn 4/6 dịch vụ xã hội cơ bản mà hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt nhất hiện nay là bảo hiểm y tế, vệ sinh, thông tin, việc làm, nhà ở; đòi hỏi các địa phương cần tiếp tục quan tâm, tập trung giải quyết.

Tỷ lệ hộ nghèo tại 74 huyện nghèo giảm, nhưng 52/74 huyện nghèo lại có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 0,2% với số hộ tăng là 4.027 hộ (từ 159.569 hộ lên 163.596 hộ). Điều đó cho thấy, kết quả thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa bền vững.

Theo mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 22/74 huyện được hỗ trợ theo Quyết định 880/QĐ-TTg về phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; 22 huyện này đến năm 2025 phải đạt 3 mục tiêu. Tuy nhiên, đánh giá hàng năm mới chỉ dừng lại ở việc thông tin 1/3 mục tiêu, đó là về giảm tỷ lệ nghèo đa chiều hàng năm. Nếu chỉ căn cứ vào mục tiêu này thì có 8/22 huyện năm 2022 không đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 6 - 7%/năm (cụ thể Quản Bạ: 5,44%; Bắc Mê: 3,46%; Trùng Khánh: 1,77%; Tuần Giáo: 4,67%; Mường Ảng: 4,5%; Phong Thổ: 4,32%; Tri Tôn: 1,25%). 12/22 huyện này có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng. Điều đó đặt ra vấn đề về tính khả thi, thực chất kết quả thực hiện mục tiêu thoát nghèo của 22 huyện nghèo vào cuối năm 2025 theo Quyết định 880/QĐ-TTg.

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu -2
Các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội tham dự phiên họp thứ 5. Ảnh: Anh Thảo

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng nhận định, giảm nghèo đa chiều là một tiêu chí chung gắn với các mục tiêu của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên thực tế làm việc tại một số địa phương cho thấy, có tình trạng “chạy theo thành tích” để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong khi tiêu chí 11 về tỷ lệ giảm nghèo đa chiều và một số tiêu chí, như số 10 về thu nhập, số 9 về nhà ở dân cư, số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là tại xã, thôn đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống, điều kiện và chất lượng sống của người dân chưa thực sự được cải thiện, nâng cao. Mặt khác, người dân lại không tiếp tục được Nhà nước có các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, an sinh xã hội… sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nên hiệu quả bền vững của công tác giảm nghèo nói riêng, tác động của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phần nào có hạn chế.

Tới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, chuẩn nghèo đa chiều quốc gia phải gắn với mức sống tối thiểu tăng dần hàng năm và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Xây dựng, ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Ưu tiên tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư để huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát nghèo; ban hành chính sách hỗ trợ giảm nghèo có điều kiện; tăng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cho giảm nghèo.

Đoàn giám sát đề nghị, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đặc biệt, cần phát huy tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch, kịp thời, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong rà soát, phát hiện, xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phân cấp, phân quyền gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững.

Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước đối với tàu bay không người lái
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước đối với tàu bay không người lái

Tham gia ý kiến thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không Nhân dân, ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng, cần bổ sung các hoạt động đình chỉ bay, tạm giữ, áp chế bay (trước cụm từ “thu hồi giấy phép”) vào điểm e, khoản 2 Điều 45 để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.