Đổi mới phương thức quản lý cư trú

Chuẩn bị kỹ điều kiện thực thi

Điểm nhấn quan trọng của dự án Luật Cư trú (sửa đổi) là chuyển đổi phương thức quản lý cư trú từ bằng sổ giấy sang số định danh cá nhân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đánh giá cao quyết tâm thay đổi này của Chính phủ, song từ bài học kinh nghiệm triển khai Luật Căn cước công dân, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần chú ý bảo đảm điều kiện thực hiện.

Nền tảng công nghệ phải sẵn sàng

Việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân thông qua số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được nhiều chuyên gia đánh giá không chỉ giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho công dân, mà còn góp phần bảo đảm quản lý dân cư chặt chẽ, thực chất, hiệu quả hơn. Đây cũng là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển, được một số quốc gia trên thế giới áp dụng.  

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhìn nhận, sổ hộ khẩu đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn lịch sử của nó. “Vòng đời” mà sổ hộ khẩu chứng minh được vai trò, giá trị của mình đã hết và cần sớm được thay đổi. Sổ hộ khẩu đang làm hạn chế, ảnh hưởng đến quyền công dân và ở đây trực tiếp là quyền tự do cư trú của người dân. Việc hạn chế người dân di chuyển, nhập cư đến nay đã không còn phù hợp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng lưu ý, muốn bỏ sổ hộ khẩu bằng giấy phải có công cụ quản lý thay thế phù hợp, giúp bảo đảm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ nơi ở cho người dân như an ninh trật tự khu vực, quyền bỏ phiếu, khám nghĩa vụ quân sự... Ngoài ra, nhiều thủ tục hành chính muốn thực hiện được, người dân phải trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, từ mua nhà, mua xe, xây dựng đến trả tiền điện. Hay nói cách khác, bên cạnh sửa đổi Luật Cư trú hiện hành để chuyển sang phương thức quản lý dân cư hiện đại sẽ phải tính đến sửa đổi các luật, văn bản dưới luật liên quan.

Tại Báo cáo thẩm tra dự án Luật này, Ủy ban Pháp luật cũng đưa ra 4 vấn đề cần chú ý khi chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới. Thứ nhất, phương thức quản lý cư trú mới chỉ có thể được vận hành thông suốt trên cơ sở tất cả công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân (khoảng 80 triệu người), song hiện mới có hơn 18 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân. Thứ hai, để bảo đảm tính khả thi của Luật thì đến thời điểm có hiệu lực, nền tảng công nghệ để vận hành phương thức quản lý cư trú mới (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú) phải được xây dựng xong đồng bộ, đưa vào vận hành, bảo đảm kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin thông suốt giữa các cơ quan. Thứ ba, bỏ sổ hộ khẩu sẽ tác động lớn tới các quy định về giấy tờ công dân trong nhiều thủ tục hành chính hiện hành. Các thủ tục này đang được quy định trong một số văn bản luật và nhiều văn bản dưới luật nên sẽ cần sửa đổi, bổ sung, để phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới. Thứ tư, bỏ sổ hộ khẩu sẽ gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch vì không thể truy cập cơ sở dữ liệu về cư trú để xác định thông tin cần thiết; nếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin thì phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà và tăng chi phí, thời gian.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) Ảnh: Quang Khánh
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương)
Ảnh: Quang Khánh

Không gây phiền hà bằng “giấy tờ con”

Việc thay đổi phương thức quản lý được đưa vào dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) được nhận định sẽ có một số thuận lợi nhất định khi triển khai. Theo phân tích của Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng, Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân đều đặt vấn đề đến một thời điểm sẽ tích hợp thông tin liên quan đến công dân lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nói cách khác, việc thay đổi phương thức quản lý cư trú từ bằng sử dụng sổ giấy sang bằng số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ với hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành.

Dẫn lại vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực thi Luật Căn cước công dân, ĐB Nguyễn Thanh Hồng lưu ý với cơ quan chủ trì soạn thảo về thực tế có một số chính sách tốt nhưng khâu tổ chức thực hiện không được như kỳ vọng. Cụ thể, Luật Căn cước công dân quy định cấp thẻ căn cước công dân để thay thế chứng minh thư nhân dân, song người dân phải xin xác minh về sự thay đổi này mới tiến hành các giao dịch dân sự được. Vì thế, ông Hồng cho rằng, dự án Luật Cư trú (sửa đổi) cần có quy định để có thể đưa mã số định danh cá nhân tự động thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện 27 thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho người dân bằng các “giấy tờ con”.

Do hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo đảm các điều kiện liên quan (sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cấp kinh phí thực hiện) nên một số quy định tại Luật Căn cước công dân chưa thực hiện đúng thời hạn đề ra. Từ bài học kinh nghiệm này, ĐB Nguyễn Thanh Hồng chỉ rõ, nếu chúng ta không bảo đảm điều kiện thực hiện thì luật có đẹp cũng chỉ để... ngắm. 

 Một vấn đề khác được Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa chỉ ra là lực lượng công an xã có vai trò quan trọng trong triển khai vận hành phương thức quản lý cư trú hiện đại. Cơ quan chức năng khẳng định lực lượng này đang được chính quy hóa và đến năm 2021 có đủ năng lực để làm theo phương thức quản lý dân cư dựa trên số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, từ thực tế của địa phương, theo ĐB Phạm Văn Hòa, trình độ và nghiệp vụ của công an xã ở không ít địa bàn còn “lơ mơ”. Như thế, đến năm 2021 giao họ quản lý dân cư, sự di chuyển của người dân theo phương thức mới có ổn không?

Việc đổi mới phương thức quản lý cư trú trong bối cảnh hiện nay là yêu cầu tất yếu. Vì thế, cùng với quyết tâm đổi mới và phải đổi mới bằng được thì cần dự liệu được những vấn đề có thể phát sinh và có giải pháp khắc phục triệt để những tồn tại, vướng mắc đã được các ĐBQH chỉ ra. Có như vậy, những quy định tiến bộ của dự luật mới đi vào cuộc sống. 

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.