GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ
Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0
Ảnh: Hoàng Ngọc
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM, sự khác biệt rõ ràng nhất của việc giám sát triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia với các giám sát chuyên đề khác đó là tính kịp thời và đồng bộ. Kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn cũng như sáng kiến, cách làm hay, mô hình tiêu biểu để áp dụng và nhân rộng, góp phần thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đề ra.
Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0
 Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên

Lần đầu tiên tiến hành giám sát giữa kỳ

- Một nhiệm vụ rất quan trọng trong năm 2023 đó là, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Là Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát, xin ông chia sẻ về trọng tâm của chuyên đề giám sát này?

- Như chúng ta đã biết, với tầm quan trọng của các Chương trình mục tiêu quốc gia, qua tổng hợp kiến nghị của cử tri và ý kiến của đại biểu Quốc hội, tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV đã biểu quyết thông qua Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Trên cơ sở đó, ngày 14.6.2022, Quốc hội đã thành lập Đoàn giám sát với 33 thành viên là các đại biểu đại diện các cơ quan của Quốc hội, một số bộ, ngành và đại biểu đại diện một số địa phương. Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm Phó Trưởng đoàn Thường trực; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế làm Phó trưởng đoàn.

Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0

Để chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc giám sát, ngày 24.11.2022, Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch chi tiết, để xác định cụ thể những nội dung trọng tâm.

Trong đó, trước tiên sẽ đánh giá toàn diện, khách quan việc phân công trách nhiệm chủ trì, phối hợp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan; làm rõ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của tồn tại, hạn chế trong tổ chức thực hiện và sự phối hợp, lồng ghép 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ hai, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và ý thức chấp hành của các cấp, các ngành, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội về 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ ba, qua hoạt động giám sát, Quốc hội xem xét, đánh giá giữa kỳ kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để vận hành, tổ chức thực hiện Chương trình.

Thứ tư, phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền khắc phục tồn tại, hạn chế; điều chỉnh, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện; đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn tiếp theo.

- So với các chuyên đề giám sát được Quốc hội tiến hành, thì chuyên đề giám sát lần này có điểm gì nổi bật, thưa ông?

- Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành một chuyên đề giám sát mang tính tổng hợp việc thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và được tiến hành giữa kỳ (giai đoạn 2021 - 2025), đồng thời đây cũng là chuyên đề có phạm vi giám sát rất rộng, liên quan nhiều đối tượng, nhiều luật. Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với nội dung và phương thức tiến hành giám sát, đòi hỏi việc chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung là hết sức quan trọng. Sự khác biệt rõ ràng nhất so với các cuộc giám sát khác, đó là tính kịp thờiđồng bộ.

Qua giám sát để kịp thời phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, vướng mắc; từ đó kịp thời kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, vướng mắc; đồng thời kịp thời phát hiện những sáng kiến, cách làm hay, mô hình tiêu biểu để áp dụng và nhân rộng, góp phần thực hiện hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết đề ra.

Việc chuẩn bị từ sớm, từ xa cùng với kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 

Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương khảo sát về việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tại Đắk Lắk

Thực hiện công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

- Một trong những vấn đề được Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội chỉ ra trong thời gian qua, đó là tiến độ triển khai cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm. Đây có phải là nguyên nhân căn bản để Quốc hội quyết định giám sát chuyên đề này hay không, thưa ông? 

- Các Chương trình mục tiêu quốc gia có vai trò quan trọng, có ý nghĩa chính trị xã hội và nhân văn sâu sắc, luôn nhận được sự đồng tình và đón nhận của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc, với niềm tin và quyết tâm cao. Đó là khi Chương trình được triển khai thực hiện sẽ hướng tới những mục tiêu toàn diện: khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia...; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng và Nhà nước với Đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số Khóa XV. Ảnh Hoàng Ngọc

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai các Chương trình đang còn chậm, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến tháng 10.2022 mới cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn và phân bổ vốn của các Chương trình đã ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư năm 2021 - 2022 như mục tiêu, đồng thời cũng dẫn đến khó hoàn thành các mục tiêu của Chương trình theo Nghị quyết của Quốc hội. Hiện rất nhiều chương trình, chính sách phải dừng thực hiện do đã lồng ghép vào các Chương trình mục tiêu quốc gia gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.

Chú trọng tính kịp thời và đồng bộ -0

- Cử tri và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thể kỳ vọng gì từ chuyên đề giám sát này, thưa ông?

- Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng, cuộc giám sát sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Thông qua giám sát, nhằm tiếp tục hoàn thiện, đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và địa phương để việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn. Bảo đảm các Chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

 Chương trình mục tiêu quốc gia cần được thực hiện bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phân quyền, phân cấp mạnh cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Thúc đẩy huy động và đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

 Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình. Đặc biệt là có sự tham gia kiểm tra, giám sát của cộng đồng, người dân.

Chúng tôi cũng mong muốn nhận được những phản ánh, góp ý, kiến nghị chân thực, trách nhiệm, thẳng thắn của cử tri và nhân dân về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tới Đoàn giám sát, góp phần bảo đảm thành công cuộc giám sát.

 - Xin trân trọng cảm ơn ông!

HOÀNG NGỌCthực hiện

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.