Ứng phó bằng giải pháp, chiến lược nào?

Ứng phó bằng giải pháp, chiến lược nào?

Cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng hậu quả mà các tỉnh phía Bắc phải gánh chịu rất lớn và phải mất rất nhiều thời gian, nguồn lực mới có thể khắc phục được.

Được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền với nhiều đặc điểm chưa từng có tiền lệ, sơ bộ tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng đạt 6,8 - 7%. Có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương; khoảng 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại.

Đã xảy ra 726 sự cố đê điều; trên 307,4 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại. 3.722 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị bị gãy đổ… Các vấn đề xã hội, nhất là y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị, lao động việc làm, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Câu hỏi đặt ra là bão lũ sẽ vẫn tiếp tục xảy ra bởi đây là quy luật của tự nhiên, vậy giải pháp, chiến lược gì để ứng phó? Đây không phải là vấn đề mới bởi cách đây 4 năm, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Kỳ họp thứ Mười, Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đã từng nêu quan điểm rằng, bão lũ sẽ còn xảy ra hàng năm nên cần có chiến lược lâu dài để hạn chế hậu quả.

Chiến lược đó, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia, có sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn sông đổ vào nước ta tới những việc cấp thiết như cập nhật bản đồ sạt lở khắp các vùng, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo lũ sớm, hiệu quả; có các khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt. Như vậy, người nghèo, yếu thế, lực lượng chức năng, cơ quan y tế mới tránh được những tổn thất, hy sinh đau xót...

Chắc chắn đây là câu hỏi không dễ có câu trả lời và nếu có cũng khó thực hiện trong ngày một, ngày hai. Chế ngự, hay đối đầu với thiên nhiên là điều vô cùng khó, trong hầu hết các trường hợp là không thể. Hoặc có thể thực hiện được thì cũng sẽ đánh đổi bằng nhiều cái khác. Với những đợt bão lũ xảy ra vừa qua ở miền Bắc, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài yếu tố khách quan là cơn bão mạnh, do những biến đổi bất thường về khí hậu, thời tiết, đặc thù về địa chất... còn có những yếu tố chủ quan khác đó là những tác động của con người tới tự nhiên, cụ thể ở đây là việc mất rừng.

Theo quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%. Trong đó, diện tích rừng gồm cả diện tích rừng chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 14.860.309ha nhưng diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 10.129.751ha. Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 13.927.122ha; trong đó, rừng tự nhiên 10.129.751ha, rừng trồng 3.797.371ha.

Đây là những con số rất đáng phải suy nghĩ. Và cho dù hiện nay chưa có cơ sở khoa học vững chắc nào chứng minh rằng nguyên nhân chính dẫn đến lũ lụt thời gian qua ở các tỉnh phía Bắc, hay ở các tỉnh miền Trung cũng như khu vực Tây Nguyên là do mất rừng, nhưng bão, lũ “lịch sử”, chưa từng có là hiện hữu. Cho nên, điều quan trọng ở đây là phải làm gì để tránh, để hạn chế mức độ ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ và nếu được thì bằng cách nào? Thực hiện trong bao lâu, nguồn lực như thế nào?

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu cùng đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính sách và cuộc sống

Phải thực sự là niềm vui lớn!

Một đạo luật về nhà giáo với những chính sách thật sự khả thi sẽ là sự tri ân ý nghĩa nhất dành tặng các thầy giáo, cô giáo. Hy vọng rằng, qua phiên thảo luận tổ và trong tuần tới, khi Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể, chúng ta sẽ có một đạo luật hoàn thiện, thực sự đem lại niềm vui lớn cho các nhà giáo.

Công sở xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bỏ không khi xã này thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính
Chính sách và cuộc sống

Trị “bệnh” lãng phí - cần chế tài mạnh!

Rất nhiều khu đất là các dự án, khu biệt thự, nhà tái định cư bị bỏ hoang nhiều năm ở các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước gây lãng phí rất lớn tài nguyên tài sản của Nhà nước. Việc tổ chức khai trương, khánh thành, lễ kỷ niệm gây lãng phí lớn ngân sách vẫn diễn ra... Đây là một trong những nội dung được nêu trong Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh
Chính sách và cuộc sống

Đánh thức, phát triển các động lực nội sinh

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III.2024 ước tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng qua, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% và lạm phát ở mức 4 - 4,5% vẫn còn rất nhiều thách thức bởi thời gian còn lại của năm chỉ vỏn vẹn 2 tháng.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chuẩn bị thật kỹ cho đường sắt tốc độ cao

Có một điểm chung trong phiên thảo luận tổ của các Đoàn ĐBQH về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào giữa tuần này. Đó là hầu hết ý kiến đều ủng hộ triển khai dự án, cho đây là thời điểm chín muồi; đồng thời lưu ý Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó, cần đánh giá toàn diện những rủi ro có thể xảy ra, lên phương án xử lý, để dự án bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII diễn ra từ ngày 18-20.9.2024
Chính sách và cuộc sống

Đột phá từ Trung ương

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu “cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” thì đó không chỉ là vấn đề về tổ chức bộ máy mà hơn thế, chính là tương lai phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.