Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Đánh giá về dự án Luật này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi nhận, cả 4 chính sách của dự luật đều rất tốt, gồm: phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng hiện đại; quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời; quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm; nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất. Trong đó, 3 chính sách được thiết kế tương đối rõ, các điều khoản tương đối cụ thể, chi tiết.

Nhưng vấn đề là “lại chi tiết quá”. Nêu nhận định này, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh lại chủ trương chung của Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước là phải đơn giản hóa hệ thống pháp luật. “Hãy trả lại cho Chính phủ những việc gì của Chính phủ. Luật của Quốc hội chỉ quy định đúng vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không nghị định hóa luật, không thông tư hóa luật. Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ do Chính phủ quy định, không phải do luật quy định. Thành phần, các giấy phép... là việc của Chính phủ, không phải việc của Quốc hội quy định. Cho nên, luật này, các đồng chí rà soát có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều trong này”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Đơn giản hóa và minh bạch hóa hệ thống pháp luật không phải là yêu cầu mới, nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và càng cấp bách hơn trong bối cảnh nhiều đạo luật được đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của nhiều luật khi thời gian thực hiện chưa được bao lâu, thậm chí có luật vừa ban hành, chưa có hiệu lực thi hành đã lại đề xuất sửa đổi, như các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vừa qua - dù việc sửa đổi này hướng đến mục tiêu rất tích cực là đẩy sớm hiệu lực thi hành để các chính sách mới, đột phá trong các luật này sớm đi vào cuộc sống, khơi thông các điểm nghẽn, tạo động lực mới cho các lĩnh vực rất quan trọng của nền kinh tế.

Sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về một nội dung quan trọng khác, đó là tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Qua đó cho thấy, vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, chưa bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể, thậm chí cùng một quy định nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật. Đặc biệt, số lượng văn bản quy định chi tiết nợ mới phát sinh nhiều, văn bản nợ đọng kéo dài chưa được khắc phục triệt để; số lượng văn bản ban hành chậm, không bảo đảm hiệu lực thi hành đồng thời với luật còn nhiều.

Như vậy, để thấy rằng, để “Luật chỉ quy định đúng vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không nghị định hóa luật, không thông tư hóa luật” không chỉ là vấn đề kỹ thuật lập pháp hay ủy quyền lập pháp mà đòi hỏi phải đổi mới từ tư duy, phương pháp tiếp cận trong xây dựng pháp luật, bảo đảm luật quy định có tính bao quát, không điều chỉnh chi tiết các quan hệ xã hội đang trong quá trình vận động, có nhiều thay đổi; chỉ luật hóa những vấn đề đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh tính đúng đắn, phù hợp, khả thi để bảo đảm tính ổn định và "tuổi thọ" lâu dài của luật.

Đặc biệt, phải minh định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ trong xây dựng pháp luật, xác định rõ hơn nữa những việc gì phải được luật hóa, việc gì thuộc trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành. Một mặt, Quốc hội phải cương quyết từ chối các dự luật không tuân thủ quy định về thẩm quyền lập pháp, việc của Chính phủ, của bộ, ngành nhưng lại “đẩy” lên Quốc hội, trong khi có những việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội lại đề xuất quy định khung để hướng dẫn trong các văn bản dưới luật. Mặt khác, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải giám sát chặt chẽ việc tổ chức thi hành luật, trọng tâm là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Bởi thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành, các thủ tục, cấp phép... trong các văn bản dưới luật thường là “địa hạt” màu mỡ cho tiêu cực, “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực khiến luật khó hoặc không đi vào cuộc sống. Nếu không giám sát được chặt chẽ, không kiểm soát được hiệu quả việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật nói riêng, tổ chức thi hành luật nói chung thì hệ thống pháp luật có thể thông thoáng, đơn giản và minh bạch ở "tầng" luật nhưng lại là "rừng rậm" ở "tầng" dưới luật gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Quốc hội và Cử tri

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.