Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Xử lý nhiều vụ án khó, đặc biệt là vụ án tham nhũng, tiêu cực

Đánh giá cao kết quả đạt được của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực cao của ngành tư pháp, đặc biệt là ngành công an, năm 2024 các chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao, bảo đảm ổn định tình hình an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Lưu ý công tác điều tra, xử lý tội phạm đạt tới 78,15% là rất cao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới cho rằng, nhiều vụ án được điều tra xử lý đều rất khó, đặc biệt là những vụ án tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cả tỉnh, cả vùng và nhiều lĩnh vực. Điều này ghi nhận sự đóng góp của các cơ quan tư pháp và ngành công an.

nh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới, một trong những nguyên nhân để đạt được kết quả này đó là nhờ chủ trương đưa Công an chính quy về cấp xã (theo Nghị quyết số 22 - NQ/TW ngày 15.3.2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả). Khi đưa lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ, nhất là trong bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở. Đặc biệt, khi Quốc hội sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, giao công an xã thụ lý, giải quyết tin báo tố giác ban đầu là bước nhảy vọt trong chủ trương với lực lượng công an xã. Đó là được tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật, giải quyết vụ việc cho người dân hiểu ngay từ cơ sở, không để phát sinh phức tạp, đẩy lên cấp trên, tác dụng là rất rõ, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới khẳng định.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, cần đánh giá tác động của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 1.7.2024 và được Bộ Công an triển khai đồng loạt. Bởi lẽ, khi đi tiếp xúc cử tri hay xuống cơ sở, người dân đều rất đồng tình, ủng hộ.

Quy định cụ thể về trách nhiệm trong công tác phòng ngừa

Ghi nhận những kết quả đạt được, song Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng lưu ý, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương, kể cả thiệt hại về tài sản. Một số loại tội phạm có tổ chức tăng mạnh. Do vậy, Chính phủ, Bộ Công an cần có đánh giá rõ về loại tội phạm này.

Chỉ ra tình trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạt, tham ô tài sản, đánh bạc trên internet tăng; một số vụ giết người với tính chất man rợ liều lĩnh gia tăng, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phân tích các loại vi phạm tăng mạnh để làm rõ nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân chủ quan là gì?

nh3.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Xét về góc độ quản lý nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng có 4 nguyên nhân. Đó là, trong chừng mực nào đó, một số quy định của pháp luật chưa rõ. Khâu yếu kéo dài là công tác thanh tra, kiểm tra. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ còn hạn chế, vì không cùng lúc chuyển đổi số thành công để ứng dụng công nghệ trong phân loại, quản lý, xử lý tội phạm. Năng lực phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng tại một số địa phương còn hạn chế.

nh1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Từ thực tế nêu trên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải nêu rất rõ là do năng lực hay trách nhiệm của một số địa phương, hay từ Trung ương đến địa phương? Phải chăng có nhiều việc là vấn đề trách nhiệm, biết việc đó có thể làm được nhưng không làm hoặc làm không đến nơi, đến chốn, đùn đẩy, né tránh? Cần phân tích các vụ việc cụ thể để chỉ rõ nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục triệt để. Nếu là trách nhiệm, thì phải tăng cường công tác quản lý, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp. Đề nghị công tác đánh giá cần hết sức toàn diện, khách quan, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, các loại tội phạm hình sự, tội phạm tham nhũng, ma túy, xử phạt vi phạm hành chính, tai nạn giao thông về số vụ đã tăng so với cùng kỳ. Chúng ta đã làm rất nhiều, rất tốt nhưng vì sao lại tăng? Có phải tăng do cá thể hóa nhiều hành vi hoạt động của tội phạm, như hành vi lừa đảo trên không gian mạng có nhiều cách lừa đảo nên số lượng tăng lên? Nêu các vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị đánh giá thêm các điều kiện bảo đảm để cơ quan thực thi pháp luật thực hiện nhiệm vụ. Đơn cử, quân số, lực lượng, biên chế không tăng trong khi công việc nhiều hơn và chính sách bảo đảm cho các cơ quan thực thi pháp luật còn "nhỏ giọt"?

Để công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong năm tới và những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới đề nghị, cần quy định trách nhiệm cụ thể, chỉ tiêu cụ thể trong công tác phòng ngừa.

Hiện nay, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16.3.2022 về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 17.1.2022 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo; Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở những văn bản này, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Tấn Tới đề nghị, cần có chính sách ưu tiên, bảo đảm điều kiện cho các cơ quan thực thi pháp luật, trọng tâm là lực lượng quân đội và công an.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật thời gian qua đã có nhiều đổi mới. Đơn cử, vừa qua khi tiến hành làm căn cước công dân, trên cơ sở lấy dữ liệu công dân đã phát hiện và bắt giữ được nhiều tội phạm lẩn trốn. Đây là công sức của những người làm công tác chuyên môn và của cơ quan quản lý nhà nước cần được tuyên truyền rộng rãi để nhân dân biết, từ đó củng cố, tăng cường sự đồng thuận, niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, đối với những kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế, số liệu tăng - giảm... đều phải chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan, có địa chỉ cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Đồng thời, thể hiện rõ các giải pháp về tiếp tục hoàn thiện thể chế cũng như thực hiện tốt các luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây.

Quốc hội và Cử tri

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.