Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

qh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc

Bỏ lơi” giao thông đường thủy nội địa

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Quốc Hùng, hiện đang có sự mất đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không, đường hàng hải. Đơn cử, mạng lưới đường thủy nội địa rất tiềm năng, nhưng chưa được phát triển tương xứng. Năng lực và hiệu quả khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt còn ở mức thấp, chưa tương xứng với quy mô khối tài sản được Nhà nước giao.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công thẳng thắn, “chúng ta đang tập trung vào giao thông đường bộ, mà bỏ lơi giao thông đường thủy nội địa. Việc đầu tư đường thủy nội địa rất èo ọt. Đường thủy nội địa mới tập trung vào vận tải hàng hóa như chuyên chở cát... Trong khi nếu quy hoạch tốt giao thông đường thủy nội địa sẽ giảm áp lực cho giao thông đường bộ, giảm chi phí logistics, phí hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế”.

qh1.jpg
Toàn cảnh cuộc làm việc

Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” cũng cho thấy, nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa còn thấp, chỉ chiếm 2,8% tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành giao thông vận tải và chỉ đáp ứng 68% nhu cầu thực tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa hàng năm. Nguồn vốn phục vụ công tác đầu tư, quản lý, bảo trì hạ tầng luồng, tuyến đường thủy nội địa chủ yếu huy động từ nguồn ngân sách nhà nước.

Do vậy, yêu cầu mà các thành viên Đoàn giám sát đặt ra với Chính phủ là phải thực hiện rà soát, tháo gỡ các bất cập liên quan đến hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, tăng cường kết nối giữa các loại hình vận tải, nâng cao năng lực vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không nhằm giảm áp lực lên kết cấu hạ tầng đường bộ.

Phát triển hạ tầng giao thông trên 5 loại hình đồng bộ, kịp thời hơn

Giải trình tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, trong thời gian tới Chính phủ sẽ nỗ lực phát triển hạ tầng giao thông trên 5 loại hình đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt kịp thời hơn, đồng bộ hơn.

Về đường bộ, Bộ trưởng nhấn mạnh, “chưa nhiệm kỳ nào Quốc hội dành nguồn lực lớn như nhiệm kỳ này để đầu tư, hiện thực hóa các tuyến đường cao tốc theo quy hoạch. Trong kế hoạch, đã phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, năm 2030 hoàn thành 5.000 km đường cao tốc. Hiện nay, chúng ta đã hoàn thành 2.021 km, mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có thể thực hiện được”.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng cho biết, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm, dành ngân sách nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường thành đường cao tốc và đang triển khai rất quyết liệt. Chỉ riêng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng là còn gặp khó khăn, hàng năm chỉ dành được 35 - 40% ngân sách để duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường quốc lộ. Vì vậy, Bộ và các địa phương đều phải đặt ra thứ tự ưu tiên, trước hết là xử lý các "điểm đen", chú trọng một số tuyến quốc lộ có lưu lượng giao thông lớn và một số tuyến đường xuống cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp.

qh3.jpg
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu, giải trình làm rõ vấn đề Đoàn giám sát quan tâm

Về lĩnh vực hàng không, các cảng hàng không đều được đầu tư theo quy hoạch, nhất là cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai rất quyết liệt. Dự kiến theo quy hoạch sẽ tiếp tục đầu tư và hoàn thiện 10 sân bay mới ở các địa phương. Bộ và các địa phương đang phối hợp để thu hút các nhà đầu tư, cùng với đó là một phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

Trong lĩnh vực hàng hải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng các cảng. Chúng ta có hai cảng biển nằm trong Top 30 cảng của thế giới là: Cảng Lạch Huyện và Cảng Cái Mép - Thị Vải. Một số cảng biển đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư và rất mừng chúng ta không phải dùng ngân sách nhà nước, vì các cảng biển nằm trong quy hoạch đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư uy tín trên thế giới.

Nhấn mạnh đường thủy nội địa phải gắn với hàng hải, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận, đúng là trước đây, chúng ta không quan tâm nhiều đến phát triển, hoàn thiện hệ thống đường thủy nội địa, trong khi đây là lợi thế “trời cho”.

Trong nhiệm kỳ này, Bộ Giao thông Vận tải cực kỳ quan tâm đến đường thủy nội địa gắn với phát triển các cảng biển. Trong chỉ đạo của Bộ cũng đã thể hiện rõ quan điểm, tất cả các đường thủy nội địa sẽ được đầu tư để kết nối với các cảng biển. Do đó, tất các cảng biển phải có bến thủy nội địa, cảng thủy nội địa để hàng hóa từ các nơi đi đường thủy sẽ dễ dàng kết nối ra thế giới và ngược lại. Khẳng định quan điểm này song cái khó, theo Bộ trưởng là phải "thực hiện nâng tĩnh không các cầu bắc qua các tuyến sông, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long”.

Lưu ý đầu tư cho đường sắt có đặc thù là chi phí đầu tư rất lớn, Bộ trưởng thừa nhận, dù quy hoạch có, nhưng chúng ta không có đủ nguồn lực. Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28.2.2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như vậy, về chủ trương là rất thuận lợi để chúng ta triển khai nhiều dự án đường sắt. Tiền đề đầu tư vào nhiệm kỳ tới là tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam và chúng ta cũng hiện thực hóa để mở tuyến đường sắt để kết nối với Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, ở cả 5 lĩnh vực giao thông không thể chỉ dùng ngân sách để hoàn thành quy hoạch mà phải xã hội hóa. Quan tâm có cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với các tuyến đường sắt đô thị, phải "làm tới đâu, chắc tới đó". Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm, không thể để mất quá nhiều thời gian như trước.

Trên cơ sở đánh giá, nhìn nhận lại sự phát triển của 5 loại hình giao thông, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Chính phủ sớm khắc phục tình trạng mất cân bằng phát triển giữa 5 loại hình này. Đồng thời, căn cứ vào từng loại hình giao thông để đưa ra các giải pháp đặc thù, cụ thể nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho từng loại hình.

Quốc hội và Cử tri

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.