"Chọn phương án nào cũng phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài!"

Cùng với năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội là nhóm chủ đề được các đại biểu tập trung bàn thảo trong phiên chuyên đề 2 của Diễn đàn. Nhiều giải pháp về phát triển nhà ở xã hội, hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần được đưa ra với quan điểm chọn phương án nào cũng phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội ĐẶNG THUẦN PHONG:
Chính sách bảo hiểm phải thực sự thu hút người lao động

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn, nhạy cảm, nếu không khéo sẽ gây bất ổn xã hội.

Ông Đặng Thuần Phong. Ảnh Hồ Long

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 như luật hiện hành cho phép rút, nhưng khi luật sửa đổi có hiệu lực sẽ không được rút; phương án 2 là cho rút 50% số tiền người lao động đã đóng. Phương án nào cũng có ưu điểm, nhược điểm và cần đánh giá thật kỹ. Thực tế, khi tham vấn người lao động có rất nhiều ý kiến khác nhau về các phương án này.

Quan điểm của Ủy ban Xã hội (với tư cách là cơ quan thẩm tra - PV) là dù chọn phương án nào mục đích cũng phải là bảo đảm an sinh xã hội lâu dài. Ủy ban sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho chính sách mới về rút bảo hiểm xã hội một lần.

Chính sách bảo hiểm xã hội phải thực sự thu hút, giữ chân người lao động! Ngoài giải pháp trực tiếp là sửa Luật Bảo hiểm xã hội, cần có các giải pháp gián tiếp như có cơ chế tín dụng để người lao động dễ dàng tiếp cận trong lúc khó khăn, hoặc có chính sách để tạo việc làm ổn định vì khi đó người lao động sẽ không có lý do gì phải rút bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội NGUYỄN VĂN HỒI:
Tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội

Rút bảo hiểm xã hội một lần là thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016 - 2022, số người rút bảo hiểm xã hội một lần lên đến 5 triệu người, trong đó có 1,3 triệu người quay trở lại thị trường lao động và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, như vậy giảm 3,7 triệu người đóng bảo hiểm xã hội. 

"Chọn phương án nào cũng phải bảo đảm an sinh xã hội lâu dài!" ảnh 2

Nguyên nhân chính khiến người lao động rút bảo hiểm một lần là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của bảo hiểm xã hội trong bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó là vấn đề thu nhập thấp, nên khi khó khăn họ rút bảo hiểm.

Để khắc phục tình trạng này, tới đây, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội. Cùng với đó, cần hoàn thiện cơ chế chính sách để tăng tính hấp dẫn của bảo hiểm xã hội; có các chính sách hỗ trợ tạm thời cho người lao động trong hoàn cảnh khó khăn trước mắt; xem xét giảm thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tăng các chế độ hỗ trợ khác về thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp để người lao động yên tâm tham gia bảo hiểm xã hội rộng rãi hơn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng NGUYỄN VĂN SINH:
Giảm bớt thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây. Dự thảo Luật có 8 nhóm chính sách, trong đó có chính sách về phát triển nhà ở xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh

Theo dự thảo, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung chính sách nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp gồm nhà ở xã hội và nhà lưu trú cùng nhóm chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang. Giao UBND cấp tỉnh chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình kế hoạch đã duyệt. Như vậy, UBND cấp tỉnh có thể dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại hoặc dành quỹ đất trong các dự án độc lập cho nhà ở xã hội, qua đó tạo quỹ đất cho phát triển loại hình nhà ở này. Dự thảo cũng có nhóm chính sách ưu đãi chủ đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội như miễn tiền sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi…

Về đối tượng thụ hưởng, dự thảo Luật giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội. Nếu như trước đây đặt ra 3 tiêu chí về thu nhập, cư trú, nhà ở thì nay bỏ tiêu chí về cư trú; xem xét nâng mức thu nhập và nâng tiêu chí về nhà ở. Với những sửa đổi này sẽ tạo cơ chế thông thoáng để thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội MẠC ĐÌNH MINH:
Tăng lợi nhuận định mức của nhà đầu tư nhà ở xã hội 

Theo chương trình phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030, TP. Hà Nội đặt mục tiêu phát triển 6,8 triệu mét vuông nhà ở xã hội. Đây là mục tiêu rất lớn.

Anh Mạc Đình Minh. Ảnh Hồ Long

Để hoàn thành mục tiêu, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các dự án nhà ở xã hội, chúng tôi đề xuất trước tiên cần cải cách trình tự, thủ tục, đặc biệt là khâu lựa chọn nhà đầu tư. Ở một số nước, quá trình này chỉ mất 1 - 2 tháng nhưng ở nước ta, theo Luật Đấu thầu mất hơn 1 năm.

Liên quan đến tiền sử dụng đất thu được từ 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong khu nhà ở thương mại, đề xuất sửa đổi quy định theo hướng được sử dụng số tiền này thông qua quỹ đầu tư phát triển nhà ở địa phương để phát triển đầu tư hoặc cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. Cùng với đó, cần tăng lợi nhuận định mức của các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15% thay vì 10%.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội NGUYỄN ĐỨC HẢI:
Ưu tiên vốn cho tín dụng chính sách 

Hơn 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giải ngân cho hơn 44.407 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ hơn 6,4 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho gần 6,5 triệu lao động; hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh sinh viên được vay vốn đi học...

Rõ ràng, tín dụng chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, được nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Tuy vậy, hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn một số khó khăn. Để giải quyết triệt để những khó khăn này, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung, bố trí nguồn vốn để phát huy vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng chủ lực trong triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác...

Quốc hội và Cử tri

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.