Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi; nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Đặc biệt, biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine viêm não Nhật Bản theo đúng lịch. Theo đó, 3 liều cơ bản tiêm cho trẻ là: mũi đầu tiên lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện như sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: sốt cao từ 38 -39 độ C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Khi trẻ mắc bệnh sẽ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh).

Bộ GD-ĐT ráo riết triển khai đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Chiều 10.4, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp Tổ biên tập và các Tiểu ban xây dựng Đề án từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.