Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh cúm mùa

Ngày 17.6, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng virus cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm Cúm quốc gia thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh.

Đến nay, các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng virus cúm. Kết quả giám sát trên người tại các điểm giám sát trọng điểm cúm quốc gia cho thấy: Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, chủng virus cúm A(H3N2) là chủng lưu hành chủ yếu (79,9%), tiếp đó là chủng virus cúm A (H1N1) (11%) và cúm B (9,1%). Hiện chưa phát hiện thấy chủng virus cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.

Bệnh cúm mùa lưu hành tại nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm mùa. Trong đó có 3-5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250.000 - 500.000 người tử vong vì cúm mùa. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hàng năm ghi nhận khoảng từ 1-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1) và cúm B gây nên.

Bộ Y tế khuyến cáo: Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, người dân luôn phải bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Người dân nên tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh theo đúng lịch và hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý kịp thời.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong...

Giáo dục

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số
Giáo dục

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên Nguyễn Việt Hà cho biết với tầm nhìn chiến lược trong thời đại 4.0, nhà trường sẽ nỗ lực để tiếp tục định vị phát triển mở rộng theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng với đa ngành, đa ngôn ngữ, đa trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark
Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark

Vòng Sơ khảo cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội năm học 2024-2025 đã thu hút gần 3.500 thí sinh tham gia tranh tài. Trong đó, hơn 80% thí sinh đạt trên 700 điểm - mức điểm đáp ứng tiêu chuẩn của IC3 và IC3 Spark (hai chứng chỉ Tin học quốc tế được áp dụng cho học sinh đồng cấp tại Mỹ cũng như hơn 150 quốc gia trên thế giới).