Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Bổ sung rõ chức năng, nhiệm vụ để tránh lạm quyền

Cần làm rõ các trường hợp bổ sung, kiện toàn chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và điều kiện cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 28.8. 

Thống nhất đầu mối, kiện toàn lực lượng với tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể

Góp ý vào dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) khẳng định, hiện nay lực lượng chính bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở là công an chính quy cấp xã. Tuy nhiên, khối lượng công việc đang được giao và sắp tới sẽ được giao đối với công an cấp xã là khá lớn. Do đó, nếu có thể xây dựng được một lực lượng được bồi dưỡng, huấn luyện bài bản nhằm hỗ trợ công an cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ được giao sẽ góp phần san sẻ áp lực với lực lượng này, nâng cao chất lượng công tác quán xuyến địa bàn, sâu sát nắm tình hình và bảo đảm an ninh trật tự cơ sở của công an cấp xã.

Cấp một loại giấy tờ phù hợp với thực tiễn người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch Việt Nam
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu cũng nêu thực tế, tại cấp cơ sở vẫn đang có một số lực lượng hỗ trợ hàng tháng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự như: bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách. Song, các lực lượng này hiện hoạt động không thống nhất, nhiều đầu mối theo dõi, chỉ đạo; nhiều nhiệm vụ có sự mâu thuẫn, chồng chéo. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huấn luyện, bồi dưỡng, thực hiện các nhiệm vụ được giao thì cần phải thống nhất đầu mối, kiện toàn lực lượng với những tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể.

Theo quy định của dự thảo Luật, sau khi luật ban hành, các lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang sử dụng hiện nay sẽ được kiện toàn, thống nhất thành một lực lượng chung, riêng lực lượng dân phòng vẫn hoạt động theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhưng theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy và khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật thì chức năng, nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có sự trùng lắp, đều có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố, khu dân cư. Mặt khác, tại Điều 9 dự thảo Luật này cũng quy định về nhiệm vụ hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Như vậy, với các nhiệm vụ của lực lượng mới mà dự thảo Luật quy định thì đã bao gồm cả nhiệm vụ của đội dân phòng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, cần nghiên cứu, xem xét thống nhất 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách thành một lực lượng chung để tập trung nhân lực, tránh dàn trải, gây lãng phí, cồng kềnh, chồng chéo. Điều này cũng thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, kỹ năng.

Quy định cụ thể các điều kiện cho thôi tham gia lực lượng

Tại Điều 10 về nhiệm vụ hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nêu rõ, lực lượng này hỗ trợ cùng công an cấp xã nắm thông tin nhân khẩu, kiểm tra nhân khẩu, giấy tờ tùy thân…; hỗ trợ cùng công an cấp xã tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức và Nhân dân trên địa bàn phụ trách chủ động thực hiện khai báo, giao, nộp pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định… Phân tích rõ hơn, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, theo quy định này nghĩa là khi có công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng này được phép cùng làm và hỗ trợ. Mặc dù vậy, đại biểu đặt vấn đề, quy định như dự thảo Luật dễ xảy ra tình trạng lạm dụng và cũng không rõ nếu có sai phạm xảy ra thì chịu trách nhiệm như thế nào. Do đó, đại biểu đề nghị nên xem xét sửa đổi cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm khi lực lượng này thực hiện các công việc hỗ trợ công an xã.  

Cần giám sát chặt chẽ chất lượng nước cấp cho người dân
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh đó, cho ý kiến về quy định liên quan đến các trường hợp cho thôi tham gia lực lượng tại Điều 17, đại biểu Trần Văn Lâm đánh giá, việc cho thôi mới chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan, đánh giá của lực lượng công an xã mà chưa thấy được vai trò của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và đặc biệt là của Nhân dân, để Nhân dân thấy tín nhiệm hay không tín nhiệm, đồng tình hay không đồng tình. Vì vậy, cần rà soát kỹ lưỡng để quy định rõ ràng, phù hợp, thể hiện tinh thần các lực lượng này được xây dựng lên nhằm góp phần vào công tác bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự ở cơ sở nhưng cũng tạo được một cơ chế quản lý chặt chẽ, dựa trên sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân và phát huy được hiệu quả được tốt nhất.

Cũng quan tâm đến vấn đề này, ĐBQH Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) chỉ rõ, tại điểm b, khoản 3, Điều 17 dự thảo Luật, một trong các trường hợp cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là khi “không bảo đảm sức khỏe để tiếp tục tham gia”. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh nhìn nhận, nêu chung chung như vậy rất khó thực hiện và cần quy định rõ trong dự thảo Luật hoặc trong các văn bản dưới luật về các điều kiện nào là không bảo đảm sức khỏe.

Cũng tại Điều 17, khoản 1 quy định, trong trường hợp cần bổ sung tổ viên, tổ bảo vệ an ninh, trật tự, “Công an cấp xã đề xuất với Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật này”. Trong khi đó, theo Điều 14, “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình HĐND cùng cấp xem xét, quyết định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng từng chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố thuộc phạm vi quản lý đối với từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã”. Đại biểu Hoàng Quốc Khánh cho rằng, quy định như vậy là chưa đúng theo phân cấp và cũng rất khó trong thực hiện. Do đó, nên rà soát lại theo hướng: nếu cần bổ sung, kiện toàn các chức danh thì công an xã báo cáo với UBND cấp xã, sau đó, UBND cấp huyện sẽ rà soát và báo cáo cấp tỉnh xem xét.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, cần phải tiếp tục làm rõ địa vị pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng là lực lượng tại chỗ do chính quyền địa phương thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm, hoạt động đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, cơ quan cấp xã làm tham mưu và chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp. Cùng đó, tiếp tục rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ và nghiên cứu bổ sung các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng này cho rõ hơn, nhất là chức danh tổ trưởng, tổ phó; nhiệm vụ hỗ trợ là hỗ trợ gì, tham gia như thế nào, quyền hạn, trách nhiệm đến đâu để tránh việc lạm quyền và vi phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ hơn việc phối hợp với các lực lượng chuyên trách và lực lượng không chuyên trách hoạt động trên các địa bàn ở cơ sở để tránh chồng chéo; rà soát về tiêu chuẩn tuyển chọn phù hợp để hoàn thành được yêu cầu nhiệm vụ được giao trong điều kiện đặc thù cũng như điều kiện về địa lý của các vùng miền.

Ý kiến bạn đọc

Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì buổi giám sát tại huyện Hoằng Hóa
Quốc hội và Cử tri

Thanh Hóa giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực và tạo ra sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Giám sát lĩnh vực này, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, kiến nghị giải pháp sớm giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.