Đà Nẵng ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân.
Là một trong 12 địa phương của cả nước được Bộ Công an chọn làm điểm ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ ra mắt lực lượng này tại TP. Tân Uyên.
Cùng với các địa phương trên cả nước, toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; qua đó tạo khí thế phấn khởi, động viên lực lượng này trong toàn Thành phố tích cực tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương, góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân.
Tại Kỳ họp thứ 15 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 7 Nghị quyết quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 176/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
So với quy định của pháp luật hiện hành đang quy định lực lượng bảo vệ tổ dân phố, công an xã bán chuyên trách được thực hiện công tác quản lý, trực tiếp thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở năm 2023 đã điều chỉnh thay đổi về vị trí, chức năng của các lực lượng này sau khi được kiện toàn thống nhất. Đó là chuyển từ vị trí, chức năng quản lý trực tiếp thực hiện biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự sang là lực lượng hỗ trợ Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Sáu, chiều nay, 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với 386/463 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 78,14% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phát biểu góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) đề nghị bổ sung quy định về nghĩa vụ trách nhiệm của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng như vấn đề xử lý vi phạm, cơ chế phản ánh, kiến nghị của nhân dân khi lực lượng này có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ.
Thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Do đó, cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, làm rõ quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này, tránh trùng lặp, hạn chế tối đa kinh phí ngân sách chi trả cho các hoạt động có liên quan.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, sáng nay, 27.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cần làm rõ các trường hợp bổ sung, kiện toàn chức danh của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và điều kiện cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 28.8.
Thảo luận về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Hội nghị các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng nay, 28.8, các đại biểu đề nghị quy định chế độ bồi dưỡng cho lực lượng này phải tạo được sự công bằng, tương thích, tránh so bì với các lực lượng khác.
Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và củng cố lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Tuy nhiên, đây chỉ là lực lượng hỗ trợ công an xã chính quy thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, do đó, các quy định về chính sách hỗ trợ cũng như quy trình, thủ tục thành lập, quản lý… trong dự thảo Luật cần phù hợp với tính chất của lực lượng này.
Chiều nay, cho ý kiến về dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tập trung rà soát và củng cố vững chắc hơn cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, giải trình kỹ hơn về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật.
Cho ý kiến về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, cần xác định rõ lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng hỗ trợ công an xã để quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, chính sách cho lực lượng này.
Với số lượng công an xã còn mỏng, trên địa bàn rộng, trong bối cảnh nảy sinh tình hình phức tạp, nếu lực lượng công an xã không có lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hỗ trợ thì rất khó khăn trong quá trình nắm bắt địa bàn và giải quyết các công việc liên quan đến cấp cơ sở.
Tại phiên họp toàn thể sáng 24.6, các đại biểu Quốc hội đều cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở. Các ý kiến cũng nhấn mạnh, xây dựng lực lượng này không nên đặt nặng vấn đề tăng biên chế và kinh phí mà phải xem xét tính hiệu quả trong thực tiễn.
Đồng thuận và nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, song nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An trong phiên thảo luận tổ đề nghị cần có báo cáo đánh giá tác động không chỉ riêng góc độ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mà còn ở các góc độ liên quan đến các tổ dân phố... để bảo đảm công bằng, hài hòa giữa các đối tượng.
Thảo luận tổ về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sáng 20.6, ĐBQH Vũ Xuân Hùng (Thanh Hóa) đề nghị ban soạn thảo rà soát lại kỹ lưỡng tổng mức chi ngân sách thực tế các địa phương cho hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã quy định rõ chức năng, vị trí và các nhóm nhiệm vụ của lực lượng này. Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tổ sáng nay, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát các nhóm nhiệm vụ vì nhìn chung đều “nặng” so với vị trí, chức năng của một lực lượng chủ yếu hỗ trợ Công an xã ở cơ sở.