Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài xử phạt với người bỏ cọc, từ đó hạn chế hiện tượng "cò" tham gia đấu giá để trục lợi, gây xáo trộn thị trường. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận và cam kết sẽ nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật tới đây.

Tăng mức tiền đặt trước có giúp ngăn chặn tình trạng bỏ giá cao sau đó bỏ cọc?

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản lần này tiếp tục giữ quy định người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước, với mức tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Nhưng, nâng tỷ lệ tiền đặt trước tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (khoản 1a, Điều 39), tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường hiện nay.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 39 về trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư hoặc quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, thì người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận việc nộp tiền đặt trước vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và được phong tỏa theo quy định của pháp luật về ngân hàng. Những quy định nêu trên được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường và trục lợi.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Dẫu vậy, thực tiễn thời gian qua cho thấy, đã có nhiều trường hợp người đấu giá bỏ giá rất cao, vượt xa nhiều lần so với giá khởi điểm, nhưng sau đó đơn phương không thực hiện mua tài sản đấu giá, sẵn sàng bỏ tiền cọc, gây xáo trộn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động đấu giá của Nhà nước. Theo nhiều đại biểu Quốc hội, tình trạng này xảy ra do giá khởi điểm thấp nên người trúng đấu giá không phải cân nhắc quá nhiều khi bỏ cọc. Thực tế, trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, hay đấu giá biển số ô tô... tiền đặt trước tối đa 20% giá khởi điểm hoàn toàn không thể so sánh với giá bỏ thầu nên nhiều đối tượng trúng đấu giá đã sẵn sàng bỏ tiền đặt trước.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Để hạn chế tình trạng bỏ cọc, người đấu giá thiếu thận trọng khi đấu giá, đặc biệt ngăn ngừa tình trạng phá giá vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, thậm chí thao túng, gây rối, các đại biểu đề nghị, cần tăng tiền đặt trướclên trên 20% giá khởi điểm; giao các địa phương căn cứ vào đặc điểm tình hình để xác định mức tiền đặt cọc tối đa phù hợp. Đồng thời, yêu cầu phải nộp ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nếu không nộp tiền cọc sẽ bị loại ngay, để các cá nhân, tổ chức khác tiếp tục tham gia đấu giá. Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), với những quy định như vậy, thì chỉ những người có nhu cầu thực sẽ tham gia đấu giá, các đối tượng "cò" sẽ ngần ngại hơn vì số tiền đặt cọc lớn.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Bên cạnh việc nâng mức tiền đặt trước, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, cần tăng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này, không cho những đối tượng này tham gia đấu giá các lần sau; công nhận kết quả đối với người trả giá cao thứ hai, không cần tổ chức đấu giá lại, tránh tốn kém... "Có như thế mới giữ được kỷ cương trong hoạt động đấu giá tài sản, không chấp nhận đối tượng nào có tiền dư muốn làm thế nào thì làm, gây xáo trộn thị trường”, đại biểu Phạm Văn Hòa chỉ rõ.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) cũng nhận thấy, với các quy định tại dự thảo Luật lần này, thời gian từ khi hết hạn nộp hồ sơ đấu giá cho đến khi hết thời hạn nộp tiền đặt trước tương đối dài, có thể dẫn đến việc người tham gia đấu giá thông đồng, thỏa thuận với nhau. Thời gian kéo dài cũng có thể làm nảy sinh hiện tượng rất đông người nộp hồ sơ, tuy nhiên khi nộp tiền đặt trước chỉ có một hoặc vài người thực hiện, gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát, “dìm giá”. Do vậy, thay vì chia ra nhiều trường hợp đấu giá tài sản như phương án hiện nay, dự thảo Luật cần quy định tất cả các trường hợp đấu giá, không phụ thuộc loại tài sản, nếu đã nộp hồ sơ sẽ phải nộp tiền đặt trước; thời hạn nộp hồ sơ và tiền đặt trước được quy định hợp lý và thống nhất với nhau.

Phải có quy định để dừng đấu giá khi có dấu hiệu bất thường

Từ thực tiễn thực hiện công tác đấu giá tài sản, ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung (Long An) nhận thấy, quy định mức tiền đặt trước như quy định tại dự thảo Luật là phù hợp, tạo điều kiện thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá. Nếu nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do tham gia giao dịch, sẽ có ít cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá, giảm tính cạnh tranh, ảnh hưởng kết quả đấu giá. Đại biểu cũng lưu ý, cần thấy điểm khác với tiền đặt cọc trong giao dịch dân sự, vì khi đó nếu thực hiện đặt cọc cũng đã khẳng định xác lập việc mua bán, chuyển nhượng quyền tài sản đó. Tuy nhiên, trong hoạt động đấu giá, người trúng giá chưa chắc đã mua tài sản đấu giá.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung (Long An) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Để siết tình trạng “đấu giá ảo”, gây nhiễu loạn thị trường, theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, dự thảo Luật cần quy định người trúng đấu giá sau thời gian quy định nếu không nộp tiền mua tài sản mà không chứng minh được vì lý do bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, thì ngoài việc mất tiền đặt trước sẽ bị phạt nộp thêm một số tiền bằng với số tiền đã nộp trước.

Thực tế thời gian qua đã có một số vụ việc trả giá cao bất thường so với mặt bằng giá thị trường, nhất là trong việc đấu giá tài sản công (quyền sử dụng đất, quyền khai thác mỏ) có trường hợp giá được trả tăng 204 lần so với giá khởi điểm. Vì thế, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quyền được dừng phiên đấu giá khi thấy người đấu giá có biểu hiện bất thường tại các quy định về quyền, nghĩa vụ của đấu giá viên (khoản 1 Điều 19) và quyền của người có tài sản đấu giá (khoản 1, Điều 47).

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đưa ra một phương án khác nhằm ngăn chặn tình trạng nhà đầu tư đưa ra mức trúng giá cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, sau đó bỏ tiền đặt trước khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính, ĐBQH Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) đề nghị, trong đấu giá theo hình thức trả giá lên nhiều vòng liên tục, khi nào giá bỏ thầu tăng gấp 2 lần giá khởi điểm sẽ cần cho điều chỉnh lại mức giá này. Và, nếu vòng này lặp lại lần nữa sẽ yêu cầu phải bổ sung mức tiền đặt trước. Tuy nhiên, theo đại biểu, tiền đặt trước này chỉ quy định đối với tài sản Nhà nước đem ra đấu giá, nếu các tài sản khác đưa ra đấu giá sẽ tùy theo thỏa thuận của người có tài sản đưa ra đấu giá và người tham gia.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc -0
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, Luật Đấu giá tài sản là luật hình thức, không thể điều chỉnh toàn bộ các quy trình liên quan đến một tài sản, kể cả điều kiện đưa ra để bán đấu giá cho đến sau này bán đấu giá thành công thì xử lý theo quy định nào, thậm chí xác định giá khởi điểm cũng phải tuân theo pháp luật chuyên ngành. Mặt khác, về nguyên tắc, khi xác định mức giá khởi điểm hay tiền đặt cọc, tiền đặt trước phải cân nhắc kỹ để "thu được càng nhiều càng tốt", có người mua tài sản đắt hơn giá khởi điểm. Do vậy, cơ quan soạn thảo đã cân nhắc điều chỉnh tăng mức tiền đặt cọc đối với quyền sử dụng đất (tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm); những điều kiện ràng buộc khác sẽ phải tiếp tục xử lý theo pháp luật chuyên ngành.

Về chế tài đối với người bỏ cọc, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, sẽ nghiên cứu theo hướng “làm sâu sắc hơn nữa”; những gì "có thể bổ sung, siết chặt trong các quy định của pháp luật chuyên ngành sẽ góp ý để hoàn thiện; bổ sung quy định cấm tham gia đấu giá". Đồng thời cũng tính đến với những vi phạm về mặt tài chính sẽ quy định thêm việc cấm tham gia đấu giá, hoặc siết chặt hơn các điều kiện trong quy định của pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, để bảo đảm quy định pháp luật được thực hiện một cách ngay tình, theo Bộ trưởng, trên thực tế có rất nhiều yếu tố liên quan, trong đó có quy định chặt chẽ của pháp luật, đạo đức kinh doanh, đạo đức hành nghề… nên phải tổng hợp nhiều quy định ở nhiều luật liên quan.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.