"bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản"

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá
Quốc hội và Cử tri

Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về 5 luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi khẳng định, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá. Đây cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động đấu giá trực tuyến phát triển, bảo đảm yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực của đời sống KT - XH.

Ngăn chặn hiệu quả tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”
Quốc hội và Cử tri

Ngăn chặn hiệu quả tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, các đại biểu Quốc hội ghi nhận tinh thần cầu thị của các cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo trong quá trình nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật thời gian qua. Trong đó, việc bổ sung, hoàn thiện một số điều khoản tại dự thảo Luật sẽ giúp tránh được tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”, tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản.

Bỏ quy định về miễn đào tạo nghề đấu giá là cần thiết
Pháp luật

Bỏ quy định về miễn đào tạo nghề đấu giá là cần thiết

So với Luật Đấu giá tài sản hiện hành, điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là đã bỏ quy định miễn đào tạo nghề đấu giá trong một số trường hợp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc bỏ quy định này là cần thiết, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng hoạt động hành nghề của đội ngũ đấu giá viên.

Ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường
Quốc hội và Cử tri

Ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường

Trong bối cảnh tình trạng lợi dụng tham gia đấu giá, sau đó thắng thầu bỏ cọc của nhà đầu tư để thổi giá đất thị trường lên cao diễn ra vừa qua, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong đấu giá để ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường. 

Tránh tình trạng bán gặp khó, mua sợ rủi ro
Chính sách và cuộc sống

Tránh tình trạng bán gặp khó, mua sợ rủi ro

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thảo luận ở hội trường sáng qua, 28.11. Nhìn chung, các quy định của dự thảo Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu về bảo đảm công khai, minh bạch, lành mạnh trong hoạt động đấu giá tài sản. Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn trong đấu giá tài sản, tránh tình trạng bán gặp khó, mua sợ rủi ro, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án.

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chế tài chặt chẽ hơn với người bỏ cọc

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài xử phạt với người bỏ cọc, từ đó hạn chế hiện tượng "cò" tham gia đấu giá để trục lợi, gây xáo trộn thị trường. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ghi nhận và cam kết sẽ nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật tới đây.

Nên quy định rõ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá
Ý kiến đại biểu

Nên quy định rõ quyền, nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp đấu giá

ĐBQH Triệu Quang Huy (Lạng Sơn)

Khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 5 như sau: “Bước giá là mức chênh lệch giữa lần trả giá đầu tiên so với giá khởi điểm hoặc giữa lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá có thể là mức chênh lệch tối thiểu hoặc tối thiểu và có tối đa hoặc cố định”.

Tăng cường cạnh tranh, minh bạch và chất lượng dịch vụ
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường cạnh tranh, minh bạch và chất lượng dịch vụ

Chiều nay, 8.11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản... ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh đề nghị tạo đột phá trong giao nhiệm vụ cho từng địa phương, quân khu trong xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp. Đồng thời, xã hội hóa Cổng Đấu giá tài sản quốc gia với sự tham gia của doanh nghiệp, tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch và chất lượng dịch vụ...

Rà soát, đánh giá kỹ tác động các chính sách
Thời sự Quốc hội

Rà soát, đánh giá kỹ tác động các chính sách

Chiều nay, 8.11, thảo luận tại tổ, ĐBQH tỉnh An Giang, Bắc Giang, Gia Lai tán thành với sự cần thiết xây dựng Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Các đại biểu đề nghị, cần đánh giá kỹ tác động các chính sách, tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất với các luật liên quan...

Không "vẽ" thêm thủ tục hành chính làm khó người dân, doanh nghiệp
Quốc hội và Cử tri

Không "vẽ" thêm thủ tục hành chính làm khó người dân, doanh nghiệp

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý nguyên tắc phải đơn giản hóa thủ tục, không làm khó người dân, doanh nghiệp, không “vẽ” thêm các thủ tục hành chính.

Nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu giá
Quốc hội và Cử tri

Nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu giá

Tại phiên họp Thường trực Ủy ban Kinh tế mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng 9.8, các đại biểu nhất trí cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để chuyên nghiệp hóa, nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá, góp phần bảo đảm sự quản lý thống nhất, hiệu quả của Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản.