Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Điều chỉnh giờ học của học sinh có tác động rất lớn"

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 chiều ngày 29.10,  Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã nói về việc điều chỉnh giờ học của học sinh ở một số địa phương thời gian vừa qua.

Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, điều chỉnh giờ học của học sinh, một việc tưởng chừng nhỏ nhưng có tác động rất lớn. Bởi số giờ ngủ của học sinh rất quan trọng đối với việc học tập. Điều này đã có nghiên cứu rất kỹ. Số giờ ngủ không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của học sinh.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, hiện học sinh của Việt Nam và nhiều nước có xu hướng ngủ muộn hơn, nên việc học sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập. Tất nhiên việc này còn tùy theo từng địa phương, theo mùa. Ví dụ như ở châu Âu, học sinh, sinh viên học rất muộn. Ở Việt Nam cũng vậy, giữa thời tiết mùa Đông và mùa Hè khác hẳn nhau. Ngoài ra, còn liên quan tới giờ làm của cha mẹ, giờ hành chính của các địa phương và tùy từng các khu công nghiệp...

Theo thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, quy định phân cấp của Nhà nước, việc quyết định giờ học là của địa phương. Thời gian qua, các địa phương đã quy định việc này tương đối phù hợp.

Trước đó, ngày 27.10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định lùi giờ học đối với học sinh các cấp từ mầm non đến THPT.

Theo đó, học sinh mầm non và tiểu học sẽ bắt đầu giờ học sớm nhất lúc 7h30, THCS sớm nhất lúc 7h15 và THPT sớm nhất lúc 7h. Đối với những cung đường, khu vực tập trung nhiều trường học thì tùy địa phương sắp xếp để đảm bảo vấn đề lưu thông. 

Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo bắt buộc các trường phải xây dựng kế hoạch mở cửa trường từ 6h30 tạo điều kiện cho phụ huynh cần đưa con đến trường sớm.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát ý kiến và quyết định theo đa số 93% ý kiến phụ huynh đồng thuận là hợp lý. Tuy nhiên, tùy theo thực tế của từng địa phương để có khảo sát, đánh giá kỹ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Học sinh tới trường (Ảnh: Thế Đại)

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, càng ở cấp học nhỏ, chất lượng giấc ngủ càng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ và cảm xúc.

Đặc biệt giai đoạn dậy thì khi các em đang trải qua những tác động của yếu tố tâm sinh lý ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của mình, các em có thể bị thay đổi chế độ ngủ, các bạn hưng phấn hơn, đi ngủ muộn hơn một cách tự nhiên.

Có thể nói giấc ngủ liên quan đến các chức năng về mặt thể chất và tâm lý. Giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ trí nhớ và giúp điều chỉnh tâm trạng, mức độ ngon miệng.

Việc thiếu ngủ có liên quan đến năng lực tập trung, khả năng tư duy phản biện, trí nhớ công việc…, dẫn đến học sinh thiếu ngủ thường có kết quả học tập thấp hơn, tỷ lệ béo phì cao hơn, tăng viêm nhiễm và các bệnh vặt do sức đề kháng suy yếu, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng dẫn đến hành xử hung hăng hơn, dễ lo lắng hơn khi so sánh với những thiếu niên ngủ đủ giấc.

Do đó, thời gian biểu học tập buổi sáng quá sớm, chắc chắn các em sẽ thiếu ngủ và đến lớp trong trạng thái không hoàn toàn tỉnh táo.

Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức Y tế, trẻ trong độ tuổi từ 6-13 tuổi phải ngủ đủ tối thiếu 7-8 tiếng/ ngày. Thời gian ngủ khuyến cáo từ 9-11h mỗi đêm cho lứa tuổi này.

Với những trẻ trong độ tuổi teen từ 14-17 tuổi phải ngủ đủ tối thiểu 7 tiếng/ngày và thời gian ngủ trung bình khuyến cáo cho lứa tuổi này phải từ 9-11h mỗi đêm. 

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.