Giá trị tư tưởng lý luận về chủ nghĩa xã hội từ các tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài 3: Kiến tạo xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam: đặc trưng và mô hình

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Xét cho cùng, toàn bộ việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận là nhằm tới mục đích góp phần trực tiếp xây dựng một đường lối chính trị độc lập, sáng tạo và phù hợp của Đảng để dẫn dắt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lịch sử cách mạng nước ta 93 năm qua, xác nhận: Do kiên định và phát triển linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tìm đúng bản chất, tính quy luật và quy luật vận động riêng của xã hội Việt Nam và xu thế vận động chung của thời đại một cách sáng tạo; đồng thời, đấu tranh kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi mọi biểu hiện và di họa của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội..., Đảng ta đã xây dựng thành công một đường lối cách mạng đúng đắn.

Kết hợp hữu cơ giữa tổ chức thực tiễn và phát triển lý luận

Đó chính là một trong những bài học lịch sử vô giá làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần vào sự phát triển sáng tạo và bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng nhằm vừa nâng cao trình độ lý luận vừa đẩy mạnh năng lực tổ chức thực tiễn cách mạng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Đổi mới vì chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp vô cùng khó khăn, mới mẻ, chưa có tiền lệ, thực tiễn còn đang vận động, ý kiến thường rất khác nhau. Chỉ có tiếp tục đổi mới tư duy, thực sự cầu thị, phát huy tự do tư tưởng, vừa kiên định vừa vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đi sâu vào tổng kết thực tiễn, chúng ta mới có thể từng bước giải đáp được những vấn đề đặt ra…”(25)

Do đó, tổ chức tốt thực tiễn, kịp thời và thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn là con đường duy nhất đúng để phát triển lý luận cách mạng. Lịch sử cách mạng nước ta xác nhận: Từ thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam, Đảng ta hiện thực hóa sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm bản chất, quy luật vận động đặc thù của Việt Nam, đề ra đường lối độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo cho cách mạng Việt Nam. Và, đây là một trong những kinh nghiệm lớn làm nên bản lĩnh và sức mạnh cầm quyền của Đảng, góp phần phát triển của lý luận, đáp ứng nhu cầu nội tại của sự nghiệp đổi mới.

Trong việc tổng kết kinh nghiệm, trước hết phải bám sát thực tiễn đất nước, phát hiện, tìm tòi những hình thức, bước đi, phương pháp phù hợp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Cố nhiên, trong sự vận động đa dạng và phức tạp đó, phải nhận rõ nét bản chất nhất, xu hướng có tính chủ đạo của hiện thực chứ không phải là thực tế của một phương diện nào đó, cho dù là quan trọng. Cần kế thừa nhưng biết phủ định biện chứng nhằm bảo đảm sự nhất quán và phát triển liên tục trong quá trình xây dựng các quan điểm lý luận và thực tiễn ở nước ta. Các kinh nghiệm phải tiếp tục được khảo nghiệm trong thực tế để kiểm nghiệm, nghiêm túc tiếp thu những sáng tạo của quần chúng, của cơ sở để không ngừng phát triển, bổ sung đó theo sự phát triển của thực tiễn đất nước làm cơ sở cho việc phát triển lý luận, trực tiếp hoạch định đường lối của Đảng. 

Đồng thời, không ngừng thâu thái, phân tích và tiếp thụ có chọn lọc các kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực với thái độ thực sự cầu thị không kỳ thị, không xa lánh, với phương pháp độc lập, sáng tạo không rập khuôn và không thực dụng. Đó chính là con đường hiệu quả nhất để khắc phục sự chủ quan, duy ý chí, sự thiển cận bảo đảm sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thật sự khoa học và sáng tạo vừa đáp ứng với những yêu cầu phát triển của đất nước vừa phù hợp với xu thế vận động của thời đại, góp phần vào việc phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội. 

Toàn bộ các công việc trên đây, xét về thực chất, là nhằm tới mục tiêu xác lập một đường lối độc lập, tự chủ sáng tạo về lý luận của Đảng ta chỉ đạo thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn”(26). Chỉ có như thế, Đảng ta mới xây dựng thành công một đường lối chính trị sáng tạo, đúng đắn, được thực tiễn thừa nhận và chứng minh, được nhân dân ủng hộ. Đến lượt mình, chỉ qua thực tiễn lãnh đạo và tổ chức thực tiễn công cuộc đổi mới theo đường lối chính trị ấy, Đảng ta mới có thể không ngừng trưởng thành về mọi mặt, nhất là về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ.

Có thể nói, đất nước không thể tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách đúng hướng và bền vững, nếu thiếu sự định hướng đúng đắn, một mô hình phù hợp, con đường rõ ràng, cơ chế vận hành xã hội thật sự khoa học và hiệu quả,... thậm chí sẽ đi tới chỗ thất bại nếu cắt rời hay hạ thấp bất cứ mặt nào. Đó là một chỉnh thể vấn đề: Từ lựa chọn mục tiêu chủ nghĩa xã hội tới định hướng XHCN đến định hình, định vị chủ nghĩa xã hội hoạch định con đường XHCN Việt Nam. Đó cũng chính là những thành tố tạo nên chỉnh thể và sự toàn vẹn của thực tiễn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Nắm vững bất biến và linh hoạt khả biến

Kế thừa, phát triển độc lập và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát triển sự lựa chọn và phát triển con đường XHCN của dân tộc Việt Nam 93 năm qua mà ngay từ những năm 1920, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai phá - và một lần nữa khẳng định, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập dân tộc, đem lại cho mọi người, mọi dân tộc một cuộc sống tự do, được tôn trọng và hạnh phúc: “Chúng ta cần một xã hội phát triển vì con người, không bóc lột người, không xâm phạm nhân phẩm vì lợi nhuận”(27).         

Bước quá độ đặc thù trong đặc thù, gián tiếp của gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội đó của Việt Nam đã không thể không in dấu ấn rất đậm nét, thậm chí chi phối nhịp đi, tốc độ cũng rất đặc thù của con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là, tất cả của con người, do con người, cho con người và vì con người. 6 đặc trưng của xã hội XHCN mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, mà chúng ta nỗ lực xây dựng quyết tâm thực hiện mục tiêu cao cả và thiêng liêng đó. Trong 6 đặc trưng của xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng, có 3 đặc trưng trực tiếp đề cập tới con người: "Nhân dân làm chủ", "con người được giải phóng... phát triển toàn diện cá nhân", "các dân tộc... đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ". Đây chính là một lợi thế so sánh, một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động thực tiễn của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội so với trước đây. Con người Việt Nam vừa là chủ thể vừa là động lực vừa là mục tiêu đồng thời là thước đo sự phát triển và là mệnh lệnh phát triển Việt Nam trong thế kỷ XX và XXI.

Đó là góc nhìn đột phá, mới mẻ về nhân tố con người, trên phương diện xã hội. Nhưng chúng ta biết, toàn bộ đời sống của con người không chỉ có vậy và cũng không phải chỉ thuần túy có quan hệ con người với con người về mặt xã hội. Vì, chúng ta, với cả xương, thịt, máu và bộ não của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên và chúng ta nằm trong giới tự nhiên, như F.Angel nói, do đó, không thể "sống bên ngoài giới tự nhiên". Vì vậy, quan hệ giữa con người với tự nhiên là đặc tính thứ hai tất yếu cùng với quan hệ về mặt xã hội của con người.

Về yếu tố xã hội, lâu nay, thường chỉ nhấn mạnh một vấn đề: cần hạn chế phát triển dân số để giảm sức ép đối với môi trường. Thực ra, vấn đề phát triển, các yếu tố xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người, có ý nghĩa quan trọng không kém các yếu tố tự nhiên, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Không thể giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với tự nhiên nếu không giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với con người. Kết hợp hữu cơ giữa "cái kinh tế" và "cái xã hội", giữa "hiệu quả kinh tế" và "hiệu quả xã hội" mới đưa xã hội tới ổn định và phồn vinh. Đó là hai mặt của vấn đề phát triển hiện đại.

Đất nước muốn phát triển bền vững phải vì con người và do con người; kết hợp yêu cầu của sinh thái tự nhiên với yêu cầu của sinh thái văn hóa, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho mọi người và công bằng xã hội. Nghĩa là, phải nhằm tới bảo đảm tính công bằng (về phương tiện và cơ hội tìm việc làm, thu nhập, sử dụng tài nguyên và mức sống), bảo đảm tính bền vững (bảo vệ tài nguyên sinh thái) và tính vì  mọi người (không gây phân cách và xung đột xã hội, mọi người được lao động và hưởng thụ thành quả lao động của mình, được tôn trọng nhân cách...). Mỗi người phải được tạo điều kiện chăm lo cho cuộc sống của mình và của cộng đồng, tự giác chăm lo bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đời sống. Phải bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái vì lợi ích của mỗi người và của toàn xã hội, của thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, nhằm tránh cuộc tái khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc các cuộc khủng hoảng có tính cục bộ trên con đường phát triển.

Bởi vậy, việc phát triển mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trước mắt với tầm nhìn năm 2045 - năm của mục tiêu nước ta trở thành một nước phát triển - càng không thể không thực thi hiệu quả vấn đề này. Đây chính là một điều kiện, một nội dung, một bảo đảm để nước ta phát triển bền vững cả về xã hội và sinh thái, thể hiện ưu thế rõ rệt của chủ nghĩa xã hội. Vì xét cho cùng, giới tự nhiên và lịch sử vẫn là hai yếu tố hợp thành của một môi trường trong đó chúng ta sống, vận động và tự biểu hiện. Cải cách các khu vực xã hội, các vấn đề về môi trường phải là các vấn đề cần có vị trí cao trong chương trình nghị sự của cả Việt Nam lẫn cộng đồng tài trợ. Và nhìn một cách tổng thể có ý nghĩa chiến lược, vấn đề trên đây phải được coi là một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội XHCN Việt Nam nhằm thực hiện bước chuyển từ một xã hội tồn tại sang một xã hội có một hệ thống cơ cấu hài hòa.

Từ xuất phát điểm như vậy, kế thừa những thành tựu lý luận và qua thực tiễn gần 11 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), càng phải nhấn mạnh và phát triển mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gồm 8 đặc trưng.

Đây là thành quả của công cuộc đổi mới, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đó là tương lai phát triển tất yếu của Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Đây là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù,” cái chung và cái riêng để tạo nên mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Phát triển sự thống nhất trong tính đa dạng sáng tạo XHCN

Thực tiễn XHCN những năm 90 của thế kỷ XX xác nhận: Thất  bại là con đường chung, nhưng thành công lại là những con đường riêng phong phú và độc lập theo nguyên tắc chung.  

Nhìn lại 93 năm qua, con đư­ờng XHCN Việt Nam dù gập ghềnh thì hình hài, vóc dáng và hệ tố chất của nó càng hiện dần lên qua mỗi chặng đư­ờng vận động của lịch sử dân tộc. Từ con đường với tư­ cách là mục tiêu, lý tưởng tới con đ­ường là sự vận động hiện thực của đất nư­ớc để v­ươn tới mục tiêu lý t­ưởng đó; từ con đư­ờng là hiện thực còn sơ khai, giản l­ược tới con đường ngày càng rõ nét, toàn diện và hoàn thiện hơn, dẫn tới gần mục tiêu hơn, thông qua hàng loạt bư­ớc phủ định biện chứng: phủ nhận chế độ thuộc địa, nửa phong kiến; phủ nhận chế độ tư­ bản chủ nghĩa trong mỗi b­ước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phủ nhận mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ… Và cứ nh­ư vậy, chúng ta bư­ớc đầu xác lập một khái niệm với nội hàm khá đầy đủ và hệ thống về chủ nghĩa xã hội: Vừa là mục tiêu lý t­ưởng, vừa là sự vận động hiện thực rộng lớn của đất n­ước vừa là một chế độ xã hội - chính trị Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại.            

Việt Nam hội tụ đủ tất cả các điều kiện để thực hiện một sự lựa chọn và phát triển lịch sử độc lập của riêng mình.

Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là sau 35 năm đổi mới, ngày càng khẳng định ý nghĩa của những tìm tòi của Đảng ta về xã hội XHCN. Thành công nổi bật nhất là, Đảng lãnh đạo dân tộc giải quyết các mối quan hệ trong quá trình vừa “đoạt lấy những thành quả do nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm giàu cho nhân loại mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, vừa “nắm được những thành tựu của thời đại tư sản, nắm được thị trường thế giới và các lực lượng sản xuất hiện đại, và làm cho những cái ấy phải chịu sự kiểm soát chung…”.  Càng độc lập và sáng tạo càng có nhiều cơ hội phát huy sự năng động trong công cuộc đưa nước ta “trở thành điểm xuất phát trực tiếp của chế độ kinh tế mà xã hội hiện nay đang hướng tới”, nhất là trong việc “đoạt lấy thành quả” hay “mượn tiền đề của chủ nghĩa tư bản” hiện nay để thực hiện sự “rút ngắn và giảm bớt được những cơn đau đẻ” không đáng có. Sự rập khuôn, máy móc, du nhập mô hình nước ngoài một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến thất bại. Đảng ta càng quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển cả về quy mô, tính chất và chiều sâu nền kinh tế thị trường định h­ướng XHCN và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gắn chặt với việc bảo đảm các vấn đề xã hội, trong mỗi bước đi. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của thế giới, khi quy mô và tốc độ toàn cầu hóa kinh tế đang mở rộng và tăng tốc không ngừng, khi kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ và tạo nên những xung lực mới, những cuộc bứt phá, đảo lộn với tốc độ vô cùng lớn; khi nền văn minh chính trị và tiến bộ thế giới không ngừng phát triển… Nó đòi hỏi không chỉ sự kết tinh và phát triển toàn diện nội lực đất nước đủ mạnh sau nhịp 35 năm, tạo dựng nền tảng cho sự hội nhập và phát triển mới mà còn chủ động không ngừng thâu thái tất cả các ngoại xung lực, hướng tới sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, tương dung với xu thế phát triển của thế giới đương đại đang vận động và phát triển một cách đa dạng nhưng thống nhất một cách phức tạp khôn lường.

Hiện nay, hơn bao giờ hết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”(28).

Việt Nam làm bật lên và khẳng định mục tiêu bất di bất dịch, cao cả và thiêng liêng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc. Đó chính là con đường xuất phát từ thực tế Việt Nam, thực hiện bằng phương thức, bước đi đặc thù Việt Nam, kiến tạo nên xã hội XHCN mang bản sắc Việt Nam. Đó là con đư­ờng phát triển XHCN có tính chất rút ngắn biện chứng. Đó cũng chính là con đ­ường nhỏ trong con đư­ờng lớn toàn nhân loại tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội; một bộ phận, một biểu hiện cụ thể của xu thế phát triển tất yếu của thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư­ bản lên chủ nghĩa xã hội.

Và, đó cũng là bước phát triển, trưởng thành to lớn và toàn diện của Đảng trong sứ mệnh là người khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc.

______

(25) GS. TS. Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.173.

(26)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr.273.  

(27)Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr.22.  

(28) Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đê về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Sđd, tr.37 - 38.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.