An ninh quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ

TS. Đoàn Duy Khương- Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) 2010, 2020

Cùng với nhận thức về bối cảnh an ninh quốc phòng mới cũng như thực hiện hiệu quả chiến lược quốc phòng toàn dân, việc phát triển mô hình quân sự nền tảng (platform military), nắm bắt xu hướng công nghệ vũ khí mới và đặc biệt là mô hình công nghiệp lưỡng dụng “song kiếm hợp bích”, chúng ta sẽ cộng hưởng sức mạnh của dân tộc để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng, bảo vệ vững chắc đất liền, không gian và vùng biển của Tổ quốc.

Ba diễn biến đáng chú ý

Giữ gìn hòa bình là vấn đề quan trọng và ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và chúng ta đang ở buổi bình minh của một thế kỷ mới với ba diễn biến đáng chú ý.

Thứ nhất, bức tranh toàn cầu tổng hợp trong vài thập niên qua là một thế giới khá bình lặng sau chiến tranh lạnh và các khu vực đang dần ổn định với các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cường quốc vẫn duy trì triết lý bành trướng: sức mạnh quốc gia đến đâu thì biên giới quốc gia sẽ mở rộng đến đó và sẵn sàng thúc đẩy các quyền lãnh thổ được thừa nhận của họ vượt ra ngoài lãnh thổ và hải đảo của mình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức. Ảnh: Nhật Bắc (VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức. Ảnh: Nhật Bắc

Thứ hai, các dự báo về kỷ nguyên nền tảng công nghiệp mới cho thấy, lợi ích kinh tế toàn cầu do công nghệ mang lại có thể lên tới 15,7 nghìn tỷ USD vào năm 2030, làm cạnh tranh ngày càng gia tăng trong một trật tự đa cực, dẫn đến các chính phủ đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào công nghệ tiên tiến ứng dụng trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự… Điều đó đang từng bước phác họa bức tranh phức tạp mới của các chiến trường quân sự trên thế giới không chỉ diễn ra trong lục địa mà sẽ mở sâu rộng sang không gian và đặc biệt trên mặt nước. Trong đó, biển Đông được dự báo sẽ là một trong những vùng mặt nước của các cuộc xung đột quyết liệt trên thế giới trong tương lai. 

Thứ ba, để bảo đảm ưu thế sức mạnh quốc gia, ngành công nghiệp quốc phòng phải phát triển các công nghệ tiên tiến, từ đó các ngành công nghiệp dân dụng cũng được hưởng lợi từ kết quả của sự phát triển công nghệ quân sự. Ngược lại, các ngành công nghiệp dân dụng đóng vai trò quan trọng hàng đầu với sự phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong thời đại kỹ thuật số. Do đó, các ứng dụng lưỡng dụng rất quan trọng để thương mại hóa và sử dụng các công nghệ này cho cả hai bên và đạt được sự phát triển chung…

Chiến lược an ninh quốc phòng trong kỷ nguyên của nền tảng quân sự

Từ khi thành lập Nhà nước dân chủ mới, Việt Nam chú trọng xây dựng quân đội về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, mới đây trong cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định nguyên tắc: Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhiệm vụ quốc phòng, quân sự với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ngăn ngừa nguy cơ xung đột,  chiến tranh từ sớm, từ xa, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. 

Chiến lược an ninh quốc phòng trong kỷ nguyên của nền tảng quân sự, theo các chuyên gia quân sự, có ba nội dung thực tế.

Quân sự nền tảng: Sự phức tạp ngày càng tăng của chiến tranh có nghĩa là số lượng lớn các bên tham gia, lượng dữ liệu khổng lồ và môi trường địa lý phức tạp (thậm chí bên ngoài biên giới quốc gia), đòi hỏi phải sử dụng rộng rãi các thuật toán để “tăng cường” các hoạt động quân sự. Trước đây, các hoạt động quân sự truyền thống thường định hình sẵn quá trình đưa ra quyết định thì ngày nay kỹ thuật số và các ứng dụng dựa trên dữ liệu ở thời gian thực giờ đây trở thành nền tảng để tăng cường các hoạt động quân sự. Việc sử dụng các cảm biến và mạng vệ tinh để thu thập, truyền tải và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trở nên quan trọng để kết nối các miền đất liền, biển và không gian.

Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, dữ liệu thúc đẩy vòng lặp OODA - “Observation - Orientation - Decision - Action” (quan sát - định hướng - quyết định - hành động), vì vậy cần xây dựng một chiến lược quân sự nền tảng tiêu chuẩn theo ba hướng chủ đạo:

(1) Xây dựng đám mây quân sự phòng thủ nhằm phân tích và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực từ trung tâm chỉ huy đến chiến trường, đẩy nhanh chu kỳ quyết định trong quá trình phát triển của chiến tranh hiện đại;

(2) Trí tuệ nhân tạo (AI) để thu thập dữ liệu trên AIP - “Artifitial Intelligence Platform” (Nền tảng trí tuệ nhân tạo). AIP cung cấp cho các nhà điều hành quân sự mạng liên lạc riêng nhằm quản lý tốt hơn các tài nguyên chiến trường thông thường (chẳng hạn như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh, chuỗi cung ứng, v.v.);

(3) Tác chiến với tốc độ dữ liệu: Khi dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng thì sự cạnh tranh giữa tốc độ truyền tải của dữ liệu và tốc độ hành động, xử lý thông tin của con người trong bối cảnh đổi mới ngày càng phức tạp cũng tăng theo dẫn đến việc phải đẩy nhanh vòng lặp OODA tới tốc độ có lẽ vượt quá khả năng của con người. Đây có lẽ là thách thức lớn nhất trong việc phát triển quân sự nền tảng trong tương lai.

Xu hướng công nghệ vũ khí: Ở đây, có thể điểm qua 5 xu hướng cơ bản định hình thị trường vũ khí trong kỷ nguyên quân sự nền tảng:

(1) Tên lửa siêu thanh, là loại đạn có thể đạt hoặc vượt quá Mach 5 - những loại đạn có thể di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Hiện tại, không có hệ thống phòng thủ nào có khả năng ngăn chặn hệ thống tên lửa siêu thanh khi chúng đang bay;

(2) Internet vạn vật quân sự (IoMT): bao gồm nhiều loại thiết bị kết nối internet có thể được sử dụng bởi những người lính ở tiền tuyến. Những thiết bị tiên tiến này có thể thu thập dữ liệu sinh trắc học quan trọng, phân tích điều kiện chiến trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chiến lược các tài sản quân sự. Các thiết bị IoMT sẽ cho phép chia sẻ dữ liệu liền mạch trên toàn bộ lực lượng chiến đấu;

(3) Hệ thống không người lái là máy bay không người lái hay phương tiện bay không người lái (UAV). Hiện nay, đang có sự gia tăng nhu cầu về phương tiện không người lái trên mặt nước (USV) và phương tiện không người lái dưới nước (UUV). Các phương tiện không người lái rất hấp dẫn vì chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mà không gây nguy hiểm đến tính mạng của quân nhân;

(4) Đào tạo thực tế ảo (Virtual reality - VR) là một phần rất quan trọng trong chương trình phát triển đào tạo và huấn luyên của quân đội hiện đại;

(5) Chiến tranh mạng (Cyber warfare - CW) đang được sử dụng trong quá trình gia tăng số hóa của quân đội các nước trên khắp thế giới. Điều này đã làm cho CW trở thành vũ khí đáng lo ngại chính sách an ninh quốc phòng đối với mọi quốc gia trong việc phát triển các phương pháp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công mạng và những nỗ lực nâng cao năng lực chiến tranh mạng của chính mình.

Công nghệ lưỡng dụng: Quân đội và Chính phủ trên khắp thế giới đang ngày càng tập trung vào cách thức và lĩnh vực mà các công nghệ thương mại tiên tiến, những đổi mới và đột phá có thể tạo ra những năng lực mới về sức mạnh, lợi thế và đòn bẩy quân sự. Quá trình khai thác các công nghệ tiên tiến dựa trên dân sự này cho mục đích quân sự được gọi là MCF - “Military - civil fusion” (Giao thoa quân sự - dân sự). MCF về cơ bản là chuyển giao các công nghệ thương mại tiên tiến sang sử dụng trong quân sự thông qua việc phát triển quân sự - dân sự chung và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm quân sự.

Một nền quốc phòng được tổ chức tốt, phát triển và liên kết chặt chẽ với công nghiệp dân dụng là một công cụ không thể thiếu để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Không chỉ lực lượng vũ trang, an ninh mà công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng cũng là một bộ phận cấu thành chính của nền quốc phòng toàn dân. Chính vì vậy, phát triển sản xuất công nghiệp dân sự liên kết với ngành công nghiệp quốc phòng phải là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế để tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng Việt kỳ diệu.

Ngoài ra, sẽ không có quốc gia nào độc quyền về công nghệ kỹ thuật số do hầu hết những tiến bộ trong lĩnh vực này hiện nay đều được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp chứ không phải Chính phủ. Vì thế, các công nghệ quân sự trong tương lai có thể sẽ phát triển nhanh chóng trên một thị trường toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải vừa cạnh tranh và vừa hợp tác mạnh mẽ ở cả hai cấp độ Chính phủ và doanh nghiệp trên bình diện quốc tế.

Việc phát triển mô hình quân sự nền tảng, nắm bắt xu hướng công nghệ vũ khí mới và đặc biệt là mô hình công nghiệp lưỡng dụng “song kiếm hợp bích” sẽ giúp chúng ta sẽ cộng hưởng sức mạnh tổng hợp của dân tộc để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc đất liền, không gian và vùng biển với các hải đảo xa xôi của tổ quốc trong kỷ nguyên nền tảng quân sự.

Theo dòng sự kiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam vì một thế giới hòa bình, hạnh phúc

Chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục củng cố tin cậy chiến lược, làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Campuchia, thể hiện sự coi trọng đối với vai trò của nước chủ nhà Campuchia và tinh thần trách nhiệm của Việt Nam sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực, vì một thế giới hòa bình, vì hạnh phúc của nhân loại.

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn
Chính trị

Campuchia đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn

Ngày 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia; tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP). Chuyến thăm được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới
Chính trị

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước ở tầm cao mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11. Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh về quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia
Chính trị

Tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị giữa Việt Nam và Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024. Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa cũng như kỳ vọng về những kết quả đạt được sau chuyến thăm.

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana
Chính trị

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Cộng hòa Dominicana từ ngày 19-21.11, phóng viên TTXVN tại La Habana đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominicana, Lê Quang Long về ý nghĩa chuyến thăm, các điểm nhấn trong lĩnh vực hợp tác cũng như cách thức tăng cường quan hệ song phương.

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng
Chính trị

Việt Nam chú trọng tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng

Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì bao dung và hòa bình (TPTP) từ ngày 21-24.11.2024.

Chủ tịch UBND Trần Việt Trường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Hiển
Theo dòng sự kiện

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản - giải pháp tài chính, cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững”. Tham dự Hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường có bài phát biểu chào mừng. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu:

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản

Tối 15.11, tiếp Thống đốc tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) Kuroiwa Yuji - người đã được trao tặng Huân chương hữu nghị của Việt Nam và cùng đoàn đại biểu chính quyền, doanh nghiệp tỉnh thăm Việt Nam 7 lần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Kanagawa tăng cường hơn nữa hợp tác với các địa phương Việt Nam.

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ/trưởng đoàn các nước CLMV và Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS

Chiều 7.11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM
Theo dòng sự kiện

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".